A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Thực hư chuyện tăng lương cơ sở lên 2,34 triệu đồng/tháng từ 1-7-2024?

Thực hư chuyện tăng lương cơ sở lên 2,34 triệu đồng/tháng từ 1-7-2024?

Gần đây, trên các trang mạng xã hội lan truyền thông tin từ 1-7-2024 Chính phủ sẽ chưa thực hiện cải cách tiền lương mà tiếp tục tăng lương cơ sở lên 2,34 triệu đồng/tháng. Đây là thông tin không đúng sự thật bởi đến nay không có văn bản nào của cơ quan chức năng thể hiện vấn đề này. 

Bên cạnh đó, tại Hội nghị giao ban đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ công tác tháng 5-2024 và triển khai nhiệm vụ công tác tháng 6-2024 mới đây, Bộ trưởng Bộ Nội Vụ Phạm Thị Thanh Trà đã giao Vụ Tiền lương khẩn trương hoàn thiện dự thảo Tờ trình, báo cáo Bộ Chính trị về các nội dung cải cách tiền lương, điều chỉnh lương hưu, trợ cấp BHXH, trợ cấp ưu đãi người có công và trợ cấp xã hội theo tinh thần Nghị quyết số 27-NQ/TW. Đồng thời tập trung hoàn thiện dự thảo Nghị định và văn bản hướng dẫn các nội dung cải cách tiền lương.

Sau khi có ý kiến của Bộ Chính trị, tham mưu, chuẩn bị các nội dung phục vụ họp báo về cải cách chính sách tiền lương và tổ chức các hội nghị góp ý kiến vào các dự thảo Nghị định, Thông tư hướng dẫn thực hiện chế độ tiền lương mới bảo đảm đủ cơ sở pháp lý thực hiện chính sách tiền lương từ ngày 1-7-2024.

Thực hư chuyện tăng lương cơ sở lên 2,34 triệu đồng/tháng từ 1-7-2024?- Ảnh 1.

Thông tin tăng lương cơ sở lên 2.34 triệu đồng là không chính xác

Theo Nghị quyết về dự toán ngân sách nhà nước năm 2024 của Quốc hội, từ ngày 1-7-2024, sẽ thực hiện cải cách tổng thể chính sách tiền lương; điều chỉnh lương hưu, trợ cấp BHXH, trợ cấp hằng tháng, trợ cấp ưu đãi người có công và một số chính sách an sinh xã hội đang gắn với lương cơ sở. Báo cáo của Chính phủ tại Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV cho biết, tính đến hết năm 2023, Chính phủ đã dành được khoảng 680.000 tỉ đồng để thực hiện chính sách tiền lương mới.

Theo Vụ Tiền lương (Bộ Nội vụ), nội dung cải cách chính sách tiền lương tại Nghị quyết số 27-NQ/TW gồm 6 nội dung.

Nội dung 1: Xây dựng hệ thống bảng lương mới theo vị trí việc làm, chức danh và chức vụ lãnh đạo để thay thế hệ thống bảng lương hiện hành, gồm 5 bảng lương.

Trong đó, 1 bảng lương chức vụ, áp dụng đối với cán bộ, công chức, viên chức giữ chức vụ lãnh đạo (bầu cử và bổ nhiệm) trong hệ thống chính trị (bao gồm cả đơn vị sự nghiệp công lập) từ Trung ương đến cấp xã; 1 bảng lương chuyên môn, nghiệp vụ áp dụng đối với công chức, viên chức không giữ chức danh lãnh đạo;

3 bảng lương đối với lực lượng vũ trang, trong đó: 1 bảng lương sĩ quan quân đội, sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ công an (theo chức vụ, chức danh và cấp bậc quân hàm hoặc cấp hàm); 1 bảng lương quân nhân chuyên nghiệp, chuyên môn kỹ thuật công an và 1 bảng lương công nhân quốc phòng, công nhân công an.

Nội dung 2: Sắp xếp lại các chế độ phụ cấp hiện hành bảo đảm cơ cấu tiền lương mới, gồm: Lương cơ bản chiếm khoảng 70% và các khoản phụ cấp chiếm khoảng 30% tổng quỹ lương.

Nội dung 3: Bổ sung chế độ tiền thưởng bằng khoảng 10% tổng quỹ tiền lương của năm (không bao gồm phụ cấp).

Nội dung 4: Hoàn thiện chế độ nâng bậc lương phù hợp với quy định của bảng lương mới.

Nội dung 5: Nguồn kinh phí thực hiện chế độ tiền lương.

Nội dung 6: Quản lý tiền lương và thu nhập. Trong đó xác định rõ thẩm quyền, trách nhiệm của người đứng đầu trong việc thực hiện; áp dụng tiền lương tăng thêm; khoán quỹ lương

 


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Bài viết liên quan

Nội dung đang cập nhật...