A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Ồ ạt rút BHXH một lần: Không nên cào bằng tuổi nghỉ hưu

Theo nhiều bạn đọc Báo Người Lao Động, Luật BHXH còn nhiều hạn chế vấn đề mà đó cũng chính là một trong những lý do người lao động muốn rút BHXH một lần.

Bộ LĐ-TB-XH đang hoàn tất hồ sơ thủ tục 11 nhóm chính sách cải cách bảo hiểm, dự kiến trình Quốc hội vào năm 2023. Trong các nhóm này sẽ giảm dần thời gian đóng BHXH, cụ thể là rút dần xuống 15 năm và tiến tới có thể 10 năm, với tinh thần đóng nhiều hưởng nhiều, đóng ngắn hưởng ít. Xung quanh ý kiến này, trên Báo NLĐO có vệt bài viết: "Ồ ạt rút BHXH một lần". Các bài viết nhận được sự đồng thuận cao của đa số bạn đọc Báo Người Lao Động.

Bạn đọc Võ Tuấn Hải bày tỏ: "Tôi thấy diễn đàn này rất hay, mọi người có thể vào đây bày tỏ nguyện vọng cũng như chính kiến của mình để xây dựng một mối quan hệ hài hòa lợi ích cũng như công bằng hơn. Xin cảm ơn Báo Người Lao Động đã kiên nhẫn đồng hành cùng NLĐ". Tương tự, bạn đọc Võ Hồng Minh góp ý: "Ủng hộ bài viết, người lao động rất mong chính sách giảm tuổi được hưởng lương hưu cho nam là 55 tuổi và nữ là 50 tuổi thì sẽ giảm được tình trạng rút BHXH 1 lần".

Ồ ạt rút BHXH một lần: Không nên cào bằng tuổi nghỉ hưu - Ảnh 1.

 
Theo bạn đọc Trần Tiến, quy định tuổi nghỉ hưu hiện nay là không phù hợp với người lao động một số ngành nghề. Ví dụ giáo viên mầm non, bác sĩ, điều dưỡng, nữ hộ sinh và một số ngành nghề khác với độ tuổi đó thì rất khó tham gia giảng dạy với giáo viên còn ngành y thì sẽ khó trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe bệnh nhân như hồi sức cấp cứu, tiêm truyền dịch do mắt mờ chân run. Cùng góc nhìn, bạn đọc Cng Thái cũng cho rằng Luật BHXH còn nhiều vấn đề mà đó cũng chính là một trong những lý do người lao động muốn rút BHXH một lần. "Tuổi nghỉ hưu như hiện nay là không phù hợp. Theo tôi không nên khống chế tuổi nghỉ hưu mà hãy để NLĐ tự quyết định. Người lao động đã đóng BHXH thì phải được hưởng phần đóng đó; đóng nhiều hưởng nhiều, đóng ít hưởng ít; Nhà nước chỉ quyết tuổi tối đa nghỉ hưu. Trong thực tế người lao động đã đóng trên 20 năm BHXH, chưa đủ 55 tuổi mà nghỉ thì rất khó với họ" – bạn đọc này chỉ ra bất cập.

Với bạn đọc Liêm, tình trạng lao động và việc làm bấp bênh như hiện nay, dự báo trong tương lai có thể đến 80% NLĐ không có điều kiện hưởng lương hưu bởi rất ít người trụ được đến 60 tuổi Một bạn đọc giấu tên bày tỏ: "Quy định nghỉ hưu 60, 62 tuổi chỉ nên áp dụng trong nhà nước, còn ngoài nhà nước thì đóng bao nhiêu hưởng bấy nhiêu, đóng 10 năm hưởng 10 năm, đóng 20 năm hưởng 20 năm, đóng đủ năm có lương hưu theo quy định thì được quyền lĩnh lương hưu, lĩnh 1 lần hay lĩnh từng tháng để người lao động tự quyết định đừng nên áp đặt. Lương hưu tối thiểu cũng phải bằng lương tối thiểu vùng, chứ mất sức lao động, nghỉ hưu sớm, lương chia bình quân đã thấp, còn bị trừ lại % nghỉ trước tuổi thì còn gì là lương".

 

Ồ ạt rút BHXH một lần: Không nên cào bằng tuổi nghỉ hưu - Ảnh 2.

 

Bạn đọc Đà Giang ấm ức "Trước tôi là nhân viên của Tập đoàn của nhà nước, thu nhập có thấp hơn ngoài chút nhưng bù lại là hy vọng đóng bảo hiểm ổn định để sau này về hưu không phiền con cháu. Tuy nhiên, đi làm được gần 20 năm thì chính sách nhà nước thay đổi, giờ chỉ có lãnh đạo và kế toán trưởng mới được coi là ngạch chuyên viên, là người nhà nước, vậy là tôi bỗng nhiên thành người ngoài, sẽ lĩnh lương hưu theo trung bình cả quá trình công tác chứ không phải 5 năm như đã tưởng bở. Sau bài học đó, tôi thực sự cũng muốn rút 1 cục nhưng qua mất 20 rồi nên chịu". Còn theo bạn đọc Trần Phong, cách tính lương hưu bất bình đẳng giữa NLĐ khối Nhà Nước và doanh nghiệp thể hiện sự quan liêu trong cách soạn luật. "Tại sao cùng là NLĐ mà chính sách thụ hưởng khác nhau giữa trong và ngoài quốc doanh. Mọi sự là tương đối nhưng có một điều chắc chắn là mỗi NLĐ thuộc khối doanh nghiệp đóng vào quỹ BHXH cao hơn hẳn khối nhà nước mà lương hưu của họ thì.. hỡi ôi. Trượt giá của hơn 20 năm, bất cứ ai có tư duy bình thường sẽ biết phải lấy BHXH 1 lần bất kể luật có tính trượt giá vì chỉ nặng tính hình thức.

không nên áp đặt tuổi hưu

Bạn đọc Đỗ Công Hiển góp ý: "Quy đinh 10 năm, 15 năm hay 20 năm cũng được nhưng tuổi hưu cần giảm lại. Vì chờ đến năm 60, 62 tuổi lúc đó biết còn sống không mà hưởng. Nên giảm tuổi được hưởng lương hưu BHXH xuống còn 50 hoặc 55 tuổi cho cả nam và nữ". Theo một bạn đọc tên Văn, cứ đóng nhiều thì được hưởng nhiều, không nên áp đặt tuổi hưu để trừ phần trăm của người lao động". Thực tế hơn, bạn đọc Lê Văn Hồng Tiến nói gắn ngọn: "Nên trả lại tuổi nghỉ hưu cho nam 60 và nữ 55 giống như trước đây. Với bạn đọc Nguyễn Duy Nhất, cái NLĐ cần là giảm tuổi nghỉ hưu chứ không phải giảm năm đóng. Theo bạn đọc Nguyễn Ngọc Giao, Nhà nước và các cơ quan chính sách nên tạo điều kiện để người lao động thực sự hưởng đúng với số tiền mà người lao động và doanh nghiệp đã đóng góp...đó là quyền lợi chính đáng của của người lao động


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Bài viết liên quan

Nội dung đang cập nhật...