Luật sư 30 năm ở đất Mỹ và "canh bạc" đầu tư 50 showroom: "Tôi muốn quý ông mặc suit đẹp chuẩn châu Âu, giá Việt Nam"
Tới tháng 8/2022, De Obelly đã khai trương cửa hàng thứ 20, con số cực kỳ ấn tượng sau chưa đầy 1 năm gia nhập vào thị trường. Nhưng đó mới chỉ là một nửa chặng đường. Từ nay tới cuối năm, Chủ tịch HĐQT Hà Bùi (CEO thời trang Sohee) và CEO Khanh Phạm hướng tới cửa hàng thứ 30 và kết thúc ở 50 cửa hàng trên toàn quốc.
Chúng tôi có buổi trò chuyện với CEO Khanh Phạm ngay sau buổi tối khai trương cửa hàng thứ 20 trong hệ thống Thời trang veston nam cao cấp phong cách Ý dành cho người Việt.
Ở tuổi 43, vị luật sư có 30 năm sinh sống tên đất Mỹ - Khanh Phạm - trở về Việt Nam tìm cơ hội đầu tư để viết tiếp ước mơ sản xuất được những bộ suit vừa vặn với mỗi quý ông. Để rồi, cơ duyên đã đưa anh quen với nữ doanh nhân Hà Bùi, tạo nên bước ngoặt trong cả cuộc sống lẫn sự nghiệp.
Chia sẻ về cái tên DE OBELLY, CEO Khanh Phạm tiết lộ, hai chữ ghép đầu "D", "E". Trong tiếng Latin nó nghĩa là khởi đầu mới.
Là một luật sư trên đất Mỹ, khi trở về Việt Nam, điều gì khiến anh quyết định đầu tư lĩnh vực thời trang?
Sau khi tốt nghiệp trường luật tại Mỹ, tôi bắt đầu quan tâm tới những bộ suit. Những luật sư như chúng tôi khi đi làm cần bộ suit trang trọng, để khi đứng trước toà hay gặp khách, mình thể hiện sự chỉn chu và chuyên nghiệp.
Thông thường, một người đàn ông sẽ cần trung bình 2-3 bộ vest cho các sự kiện trọng đại trong đời. Các luật sư thì có thể nhiều hơn, 4-5 bộ, xài đi xài lại. Nhưng trong 14 năm hành nghề, tôi đã thử trải nghiệm với hơn chục nhãn hiệu suit với hơn 50 bộ mà vẫn không tìm được một bộ ưng ý. Bởi các thương hiệu bên Mỹ có form chuẩn Âu nên size khá lớn, trong khi tôi chỉ cao 1m72 và nhiều năm giữ mức cân nặng 56-57 kg. Ở bên Mỹ, họ cũng không chỉnh sửa hay bóp đồ cho khách sau khi mua nên dù đã chọn size nhỏ nhất, tôi vẫn "lọt thỏm", suit rộng thùng thình.
Bạn bè nói tôi rằng sao cứ mặc những bộ suit quá size như vậy. Thực tế là tôi không mua được đồ vừa vặn với mình. Bộ suit 1.000 đô được tôi mua cách đây 8 năm của một thương hiệu quốc tế cũng không là ngoại lệ.
Trong quá trình làm việc, tôi nhận thấy rằng luật sư Đông Nam Á bên Mỹ khá nhiều và đều gặp tình trạng tương tự. Khi ấy, tôi liền nghĩ tại sao mình không làm gì đó để thay đổi. Nếu cần, tôi có thể về Việt Nam để may những bộ suit theo form, tìm cách nào đó để sản xuất hàng hoá rồi cung cấp cho bạn bè, đồng nghiệp tại Mỹ.
Ý nghĩ đó cứ ám ảnh tôi suốt nhiều năm, rồi biến thành hiện thực khi tôi gặp Hà (nữ doanh nhân Hà Bùi – CEO Sohee).
Hà Bùi nổi tiếng với thời trang nữ suốt 10 năm qua, anh và chị ấy tìm tiếng nói chung với nhau như thế nào?
Tình cờ là lúc bấy giờ, Hà lại đang có ý định đầu tư qua Mỹ với thương hiệu SOHEE. Khi chúng tôi gặp gỡ và trò chuyện, tôi đưa ra ý tưởng về những bộ suit cho các quý ông. Trùng hợp, Hà cũng đang muốn "đánh" sang thị trường cho phái mạnh sau nhiều năm khẳng định vị thế ở thời trang nữ.
Một năm sau, thương hiệu DE OBELLY ra đời, tôi góp vốn cùng Hà và trở thành CEO. Hà là Chủ tịch HĐQT cũng là cổ đông lớn nhất, đồng thời hỗ trợ việc vận hành của cả hệ thống. Mục tiêu của DE OBELLY là mang những bộ suit ấn tượng tới cho bất cứ người đàn ông mê suit nào trên toàn thế giới. Chỉ cần họ muốn, chúng tôi sẽ cung cấp thiết kế của mình cho họ.
Để thực hiện được điều đó, chúng tôi cần xử lý khối lượng công việc khổng lồ, cần xem xét thị trường, sản phẩm, nguồn cung, chất liệu... Chẳng hạn, nếu đưa sản phẩm đến nơi có khí hậu lạnh giá, chúng tôi phải chọn chất vải dày để chống cái lạnh và ngược lại. Tuỳ vào điều kiện môi trường, đặc thù thị trường và thị hiếu của khách hàng, chúng tôi cần có chiến lược cụ thể và phù hợp.
Tín hiệu đáng mừng là bạn bè tôi nhiều người ở Houston (Mỹ) nhân dịp về Việt Nam đã ghé qua cửa hàng của DE OBELLY, mua và diện suit của thương hiệu, đã nhận xét: "Trời ơi, đồ của Khanh mặc vào vừa vặn mà không cần chỉnh sửa gì". Chúng tôi rất vui vì điều đó.
Việc may suit vừa vặn với nhiều dáng người đòi hỏi những kỹ năng nhất định. Làm thế nào để trong thời gian ngắn, anh và doanh nhân Hà Bùi có thể vận hành kịp thời, đưa ra hàng loạt mẫu mã cho 20 cửa hàng?
Giai đoạn đầu này, chúng tôi làm rất nhiều việc. Một ngày làm việc có thể kéo dài tới hơn 10 tiếng, thậm chí có ngày, đêm muộn mới được về nhà. Công ty được thành lập vào tháng 7/2021 và đi vào hoạt động ngay lập tức. Chúng tôi bắt đầu bằng việc đi gom các xưởng sản xuất gia công. Sau đó, nghiên cứu mẫu dáng, chất vải thích hợp để tiến hành may.
Hiện tại, chúng tôi cung cấp 3 style đồ, bao gồm Slim (ôm sát, phù hợp với người trẻ), Casual (kiểu dáng trung bình, thích hợp với người ở độ tuổi 30-45) và Classic (dành cho người lớn tuổi). Trong mỗi style, chúng tôi tiếp tục phân loại thành suit một khuy, hai khuy, ba khuy và double breasted (khuy 2 hàng, mỗi hàng có 3 khuy áo). Từ 3 style và 4 kiểu hàng khuy, chúng tôi lên ý tưởng cho các mẫu suit và chính tôi là người thử những mẫu đồ đó.
Khi khoác trên mình mẫu thử, chính tôi trải nghiệm được độ thoải mái của suit. Những mẫu suit của DE OBELLY được thiết kế theo form Italy, có độ bó vào cơ thể. Chúng tôi muốn sản phẩm của mình ôm vào cơ thể người mặc, tôn lên vóc dáng người đàn ông thay vì bó sát gây ra cảm giác khó chịu. Suit phải có độ thoải mái, khiến người mặc cảm giác chúng như làn da của họ.
Khanh Phạm nói rằng suit như làn da của mình. Hiểu theo một cách khác, bản thân người mặc phải đẹp thì họ mới có được làn da đẹp. Vậy suit của DE OBELLY có đặc điểm gì giúp tôn dáng người đàn ông?
Điều đầu tiên là form dáng. Mỗi đàn ông có dáng người khác nhau, người này gọn gàng, người kia vạm vỡ… Sau nhiều thời gian nghiên cứu, chúng tôi nhân ra, một trong những điều quan trọng nhất là vòng cong của lưng.
So với phái nữ, vòng cong lưng của nam giới ít hơn. Tôi từng đứng bán hàng ở showroom và trò chuyện với khách hàng. Sau khi ngắm nhìn áo ở mặt trước, tôi đề nghị họ quay ra sau và chỉ ra rằng khi diện đồ, lưng áo sẽ ôm trọn vào lưng người mặc, không nhăn nheo, như làn da của mình vậy. Khi khoác lên chiếc áo của De Obelly, phần lưng và tay vừa vặn, nhìn ra sau lưng cũng phẳng phiu hay bó sát. Đó là điều giúp tôn lên vóc dáng người Việt Nam nói riêng và người châu Á nói chung.
Điều thứ hai mà chúng tôi rất tự hào là màu sắc. Thông thường, đen và xanh tím than là hai màu kinh điển. Những màu này thích hợp với mọi công việc, ngay cả những buổi tiệc. Chúng tôi còn có những hoạ tiết như kẻ sọc hay caro, thích hợp với những buổi họp hay đi chơi.
Mới đây, tôi có phục vụ vị khách có vóc dáng lớn vì tập tạ. Anh ấy có phần thân trên to lớn nhưng chân hơi nhỏ. Khách bước vào và nói: "Anh đang làm trong ngành bất động sản và cần ngay 1 bộ suit. Em cho anh bộ suit nào có kích thước vừa vặn nhất".
Tôi quan sát và lựa size 52 (L) và khoác lên người anh ấy. Nó vừa vặn, khớp luôn với cơ thể khách. Sau đó, tôi qua phía trước và cài nút cho anh ấy. Khách ồ lên kinh ngạc: "Áo này không cần chỉnh sửa nữa phải không?" – "Đúng rồi anh, size này anh không cần chỉnh sửa gì nữa".
Sau đó, tôi chọn quần nhỏ hơn một size. Thay vì size 52, anh khách mặc size 50 và chỉ phải bóp lại thêm một chút. Và khách hàng cảm thấy vô cùng hài lòng.
Làm thế nào đội ngũ của anh có thể tính toán được suit vừa vặn với nhiều kiểu dáng khác nhau?
Chúng tôi đã quan sát và tìm hiểu về thị trường. Các số liệu thống kê sẽ cho thấy, kích thước người Đông Nam Á của mình 95 % là nằm trong khoảng này. Kết hợp với các thông số từ Anh Quốc, Italy hay Mỹ, chúng tôi bắt đầu xây dựng thêm các size số cho những người ốm quá hoặc bự con quá.
Tại ngay thời điểm này, size của tôi mà M chuẩn, tương đương với 48. Sau đó, chúng tôi xây dựng 46, 50, 52 và 54. Sau nhiều năm mặc suit, tôi cũng nghiên cứu các thiết kế từ những thương hiệu nổi tiếng như Dolce & Gabbana, Alexander McQueen, Dior... để điều chỉnh những thiết kế của mình sao cho thích hợp.
Điều quan trọng nhất là nắm bắt được nhu cầu của khách hàng, bám sát xu hướng và cập nhật kịp thời. Việc bắt đầu trong giai đoạn mùa dịch cũng cho chúng tôi nhiều thời gian để nghiền ngẫm và nghiên cứu.
Còn về chất liệu vải thì sao?
Vải của DE OBELLY chủ yếu là hàng nhập. Riêng dòng cao cấp là 100% nhập từ châu Âu. Khi trao đổi với, cô ấy bảo tôi rằng, trước đây làm SOHEE, từ form dáng đến chất liệu sản phẩm phải là tốt. Đó là lý do SOHEE có mặt trên thị trường 10 năm vẫn giữ được niềm tin từ khách hàng. DE OBELLY cũng không ngoại trừ việc đấy. Chất liệu sản phẩm phải tốt, giá cả phải chăng để làm sao phù hợp với người Việt để người tiêu dùng.
Hàng từ châu Âu mà giá cũng từ châu Âu thì không thể bán được. Khách hàng sẽ chọn thương hiệu của châu Âu. Thế nên mình đang muốn đưa những gì tinh tuý của châu Âu về Việt Nam nhưng phải là giá Việt Nam. Việc lựa chọn sản xuất ở Việt Nam cũng vì lẽ đó.
10 năm trước, anh mua 1 bộ suit hàng hiệu 1.000 USD. Còn hiện giờ, mức giá ấy bây giờ sẽ mua được bao nhiêu bộ đồ của DE OBELLY?
Phân khúc của DE OBELLY là 3 triệu đồng/bộ cũng có mà 20 triệu đồng/bộ cũng có. 1.000 USD cũng có thể không mua được đủ một bộ sang trọng của DE OBELLY. Chúng tôi hiện chia ra 20% là cao cấp và 30% hàng chung, khoảng 7-10 triệu đồng. Còn đồ 3-5 triệu đồng rơi vào 50%,
Phân khúc chiếm 50% tỷ trọng hướng tới khách hàng từ khoảng độ 25 tuổi, bắt đầu chuẩn bị lấy vợ hay bắt đầu đi làm quản lý nhà hàng. Khách hàng thành đạt hơn sẽ hướng tới phân khúc 5-10 triệu. Những combo cao cấp thường thiết kế cho khách mua biếu tặng. Quà tặng thì mọi người rất thích dùng hàng Made in Viet Nam, thay vì Made in Italy hay Made in China.
Anh và nữ doanh nhân Hà Bùi làm mọi thứ trong thời gian rất ngắn và trông có vẻ thuận lợi. Còn thực tế, để khởi động 20 cửa hàng với hàng loạt mẫu mã được thiết kế số lượng lớn với vải nhập từ châu Âu thì khó khăn sẽ là gì?
Đúng là chúng tôi khởi động có nhiều thuận lợi, bởi bà chủ Hà Bùi là một người có rất nhiều kinh nghiệm trong ngành thời trang. Dù không phải là người am hiểu quá nhiều về thời trang, thế nhưng, từng sản phẩm một, tôi đều là người thử và cảm nhận. Sau đó, nguyên cả bộ phận thiết kế sẽ cùng mổ xẻ để có được sản phẩm tốt nhất. Rồi việc kiểm tra và rà soát chất lượng của các xưởng sản xuất cũng vậy. Chúng tôi phải chọn lọc hàng chục xưởng, và cũng loại rất nhiều vì họ không đáp ứng được yêu cầu về chất lượng.
Việc mở rất nhiều showroom trong thời gian ngắn, lại ở thời điểm Covid-19 cũng gặp khá nhiều rủi ro ở giai đoạn đầu. Thú thật, số store dự kiến trước đó chỉ dừng ở con số 5. Nhưng khi bắt tay vào làm, thì từ việc đặt các nhà máy, các nhà cung cấp tới khâu sản xuất đều gặp rât nhiều khó khăn, do họ đều sản xuất theo dây chuyền và chỉ dáp ứng những đơn hàng lớn. Cuối cùng, chúng tôi giải quyết bài toán chất lượng đó bằng đánh mạnh trong một thời điểm.
Việc mở được tầm 15-20 showroom cũng giúp gồng gánh cho một hệ thống. Mặc dù trong giai đoạn đầu thì vất vả, nhất là khi cứ 1 tháng lại khai trương 1 showroom. Hiện tại chúng tôi vẫn nuôi cả hệ thống, bù lỗ nhưng giai đoạn đầu mình set up hệ thống, gặp nhiều khó khăn về nhân sự và vận hành là điều bất cứ nhãn mới nào khi bắt đầu kinh doanh cũng gặp phải. Về sau, khi bộ máy đi vào guồng, sẽ trơn tru và ổn định hơn.
Ngoài điểm mạnh về form dáng, màu sắc và giá cả như anh chia sẻ, về cơ hội thị trường thì điểm gì có thể giúp DE OBELLY phát triển mạnh và bùng nổ khi là một thương hiệu non trẻ?
Cả tôi lẫn Hà Bùi đều không phải nhà thiết kế hay giám đốc sáng tạo. Chúng tôi là những nhà kinh doanh. Vì thế, cơ hội thị trường tới từ việc tìm hiểu xem khách hàng cần gì. Việc này thì Hà có rất nhiều kinh nghiệm. Cô ấy luôn tâm niệm rằng, kinh doanh phải hiệu quả. Chúng tôi đồng lòng về việc, kinh doanh phải nhìn vào con số chứ không thể bay bổng được.
Ở De Obelly, không có cái tôi của bất cứ nhà thiết kế nào, chỉ có nhu cầu của khách hàng. Khách hàng cần gì, chúng tôi phục vụ cái đó, với một tốc độ cực nhanh. Chỉ cần nắm được mong muốn của khách, bằng mọi giá, chúng tôi sẽ tìm cách đáp ứng để chinh phục và giữ chân khách hàng. Chúng tôi muốn mang đến cho khách hàng những bộ suit với trải nghiệm tuyệt hảo.
Lấy ví dụ như việc đưa vải nhập về. Chúng tôi lựa chọn đi đường bay thay vì đường biển để khách hàng không phải chờ đợi nhưng không tăng giá. Để làm gì? Để khách hàng có thể trải nghiệm và cảm nhận được sản phẩm và để họ yêu thương hiệu đã.
Là thương hiệu của công ty thời trang Sohee, nên "tốc độ" của chúng tôi cũng rất đáng gờm. Ví dư TVC tiền tỷ chúng tôi quay trong 48h đồng hồ. 10 bộ đồ để Vĩnh Thuỵ chụp gương mặt đại diện, chúng tôi chuẩn bị trong 5 ngày nhưng hàng vẫn đảm bảo được chất lượng. Hay như chúng tôi chỉ cần 4 ngày để cung cấp tài trợ trang phục quay cho các cầu thủ bóng đá. Đó là điều mà không phải thương hiệu nào cũng làm được và cũng là thế mạnh của chúng tôi.
Khi đầu tàu nhanh, nhân viên cũng phải nhanh. Và khi lấy việc phục vụ khách hàng là trọng tâm, các deadline cũng được hoàn thành một cách thần kỳ. Quan trọng hơn cả là chất lượng phải đứng hàng đầu. Chúng tôi luôn tâm niệm, làm việc phải bằng uy tín. Khi không có chữ tín, sẽ không thể đứng trên thương trường. Nếu chỉ vì cái lợi trước mắt mà làm ăn chộp giật, sẽ mất khách hàng mãi mãi.
Còn tất nhiên là trong cả một hệ thống thì không thể không có sai sót. Những cái sai sót đấy, có thể đích thân những người đứng đầu như tôi và Hà là người nhắn tin để xin lỗi các khách hàng. Vì cả một hệ thống mà, khó để trơn tru hết được. Nhưng mà về quan điểm là mình phải làm việc bằng chữ tín của mình.
Theo anh, thời điểm nào DE OBELLY thấy triển vọng có thể tốt được?
Tháng 9. Bởi đó là thời điểm là mùa cưới và cũng là vừa bắt đầu chớm thu. Đó sẽ là thời điểm gồng gánh cho toàn bộ những tháng nắng hè.
Có một điều đặc biệt là, mọi người thường cho rằng, khách hàng miền Bắc sẽ chuộng suit hơn. Nhưng hiện tại, các showroom Sài Gòn đang "gánh team". Bởi khách hàng trong này của chúng tôi, cứ đi sự kiện, đi dự tiệc, đi đám cưới là lựa chọn vest. Đôi khi chỉ cần chinh phục được chú rể, chúng tôi bán được suit cho cả nhà trai lẫn nhà gái.
Khách hàng của chúng tôi đa dạng, từ các doanh nhân thành đạt đến chủ tiệm cắt tóc, nhân viên phục vụ, quản lý nhà hàng, nhân viên sale bất động sản hay cả bảo vệ quán bar cũng lựa chọn mặc vest. Thị trường vest rất rộng, điều quan trọng là khách hàng nhớ được DE OBELLY bán suit.
Sau khi mở các cửa hàng ở Hà Nội, TP HCM, chúng tôi sẽ tiếp tục hành trình của mình các các tỉnh Bình Dương, Đà Lạt, Bắc Giang… và như ban đầu tôi đã chia sẻ, sẽ là bất cứ nơi nào trên thế giới mà chúng tôi có thể với tới được. Châu Âu và Mỹ sẽ là hai thị trường chúng tôi hướng đến.
Dành phần lớn thời gian ở Việt Nam, công việc bên Mỹ của anh sẽ thế nào?
Tôi vẫn duy trì công việc luật sư mảng điạ ốc bên Mỹ, cụ thể là làm về di trú, địa ốc, luật gia đình, luật thừa hưởng và luật công ty. May là trong giai đoạn dịch bệnh Covid-19, bên Mỹ có chuyển việc ra tòa cho mình bằng zoom hoặc online nên tôi vẫn có thể làm việc từ xa. Đôi khi tôi hay nói đùa rằng, ở trên mặc áo vest, ở dưới quần đùi để đi ra tòa (cười).
Hiện tại, bên Mỹ bắt đầu bình thường trở lại nên trong thời gian tới tôi hạn chế làm đại diện cho thân chủ ra tòa. Những mảng khác như làm giấy tờ về di trú, hồ sơ hoặc là về vấn đề thì ốc, đất đai, tôi vẫn xử lý qua email. Thường tôi sẽ làm việc khoảng 10 tiếng mỗi tuần cho các công việc đó. Dù khối lượng đã giảm đi 50% so với trước đây nhưng cũng giúp tôi có mức thu nhập mỗi tháng khá tốt.
Và cũng nhờ vậy, tôi mới có thời gian và tiền bạc cùng vợ xây dựng và vận hành De Obelly.
Cảm ơn những chia sẻ của anh.