A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Cuộc đua tỷ USD của các “ông lớn” trong thị trường nước ngọt có ga: Coca Cola áp đảo “kỳ phùng địch thủ” Pepsi, 7Up trong danh sách lựa chọn của người tiêu dùng

Theo dữ liệu từ Cốc Cốc, Coca-Cola là thương hiệu phổ biến nhất trong danh sách lựa chọn của người tiêu dùng Việt, áp đảo Pepsi hay 7Up.

 

Cuộc đua tỷ USD của các “ông lớn” trong thị trường nước ngọt có ga: Coca Cola áp đảo “kỳ phùng địch thủ” Pepsi, 7Up trong danh sách lựa chọn của người tiêu dùng- Ảnh 1.

Báo cáo ngành nước ngọt có ga được Cốc Cốc ra mắt hôm 19/9, phân tích những xu hướng tiêu dùng, động lực và thói quen mua sắm của người tiêu dùng tại ba miền Bắc, Trung, Nam. Đồng thời, dữ liệu cũng chỉ ra những yếu tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn thương hiệu nước giải khát của người tiêu dùng Việt.

Cuộc đua tỷ USD của các “ông lớn” trong thị trường nước ngọt có ga: Coca Cola áp đảo “kỳ phùng địch thủ” Pepsi, 7Up trong danh sách lựa chọn của người tiêu dùng- Ảnh 2.

Theo dữ liệu từ khảo sát, các thương hiệu phổ biến nhất trong danh sách lựa chọn của người tiêu dùng Việt bao gồm Coca-Cola với 75%, Pepsi với 43% và 7Up với 36%. Số liệu của khảo sát cũng chỉ ra sự cạnh tranh trong cuộc đua thị phần giữa 2 “kỳ phùng địch thủ” Coca-Cola vs Pepsi và các thương hiệu lớn khác tại Việt Nam, cụ thể:

Xét về nhóm tuổi, trong khi Coca-Cola duy trì mức độ phổ biến cao ở tất cả nhóm tuổi, Pepsi lại cho thấy thị phần lớn hơn ở nhóm người tiêu dùng trẻ.

Xét theo vùng miền, Coca-Cola phổ biến hơn ở phía Bắc, trong khi Pepsi lại được ưa chuộng hơn ở miền Trung và khu vực phía Nam. 7Up và và Mirinda được ưa chuộng nhiều hơn ở miền Nam trong khi Sprite lại ở phía bắc.

Xét về khu vực, người tiêu dùng khu vực nông thôn lựa chọn Coca-Cola nhiều hơn trong khi Fanta và Sprite lại được ưa chuộng hơn ở các khu vực đô thị. Pepsi, 7up và Mirinda cho thấy sự tương đồng giữa các khu vực.

Cuộc đua tỷ USD của các “ông lớn” trong thị trường nước ngọt có ga: Coca Cola áp đảo “kỳ phùng địch thủ” Pepsi, 7Up trong danh sách lựa chọn của người tiêu dùng- Ảnh 3.

Mức độ trung thành với các thương hiệu có sự khác biệt đáng kể giữa các nhóm tuổi.

Trong khi, 44% người tham gia khảo sát cho biết họ ưu tiên lựa chọn các thương hiệu quen thuộc nhưng vẫn sẵn sàng thử các thương hiệu mới. Vẫn có tới 25% người tiêu dùng cho biết họ sẽ chỉ mua các thương hiệu mà họ yêu thích. Đặc biệt, người lớn tuổi có xu hướng trung thành với một hoặc một vài thương hiệu cố định.

Hiện, các kênh mua hàng ngày càng mở rộng, người tiêu dùng cũng có nhiều lựa chọn đa dạng hơn, tuy vậy với các sản phẩm nước ngọt có ga, kênh offline vẫn chiếm ưu thế.

Cụ thể, có tới 69% người tham gia lựa chọn mua tại các cửa hàng tạp hóa, 53% mua tại siêu thị, 49% tại các cửa hàng tiện lợi. Các kênh online tuy chưa phổ biến rộng rãi nhưng vẫn có 5% người tiêu dùng lựa chọn mua qua các nền tảng thương mại điện tử hoặc mạng xã hội.

Khi phân tích đánh giá của người tiêu dùng theo 4P (Product - Price - Place - Promotion), các yếu tố thuộc về sản phẩm (như thương hiệu, bao bì, hương vị) được 70% người tiêu dùng coi là yếu tố tác động quan trọng tới quyết định mua hàng. Giá cả xếp thứ 2 với 39%, đặc biệt là với nhóm dưới 26 tuổi. 30% người tiêu dùng sẽ ưu tiên mua hàng ở những nơi dễ mua và có nhiều kênh phân phối. 17% sẽ bị thu hút bởi các chương trình khuyến mãi, giảm giá.

Theo báo cáo của Bộ Công Thương, trung bình, người Việt chỉ tiêu thụ 23 lít nước giải khát/năm. Trong khi người tiêu dùng thế giới sử dụng 40 lít/năm nên tiềm năng thị trường nước giải khát Việt Nam còn rất lớn. Riêng năm 2023, doanh thu ngành nước giải khát Việt Nam đạt 8,25 tỷ USD, dự kiến sẽ cán mốc 10 tỷ USD vào năm 2027.


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Bài viết liên quan

Nội dung đang cập nhật...