Dùng xong máy giặt có cần rút phích cắm điện ra không: Hóa ra bấy lâu nay nhiều người vẫn làm sai
Bạn nên chú ý đến chi tiết này để tiết kiệm điện năng một cách đáng kể
Có cần rút phích cắm điện của máy giặt khi không sử dụng?
Hiện nay, máy giặt là thiết bị có mặt ở hầu hết các gia đình. Nó hỗ trợ trong việc làm sạch quần áo, giúp giải phóng sức lao động và tiết kiệm thời gian. Trong quá trình sử dụng máy giặt, một vấn đề gây tranh cãi đó là có cần rút phích cắm của thiết bị sau khi sử dụng hay không?
Về vấn đề này, Ian Palmer-Smith, chuyên gia về thiết bị tại Domestic & General cho biết thông thường mọi người nghĩ rằng chỉ cần tắt chúng là đủ. Song có nhiều thiết bị, trong đó có máy giặt vẫn tiêu tốn điện năng ngay cả khi không sử dụng
Ian giải thích: “Khi cắm điện, máy giặt sẽ ở trạng thái chờ để đun sôi nước hoặc bơm nước vào lồng giặt. Vì thế chúng sẽ tiêu hao một nguồn năng lượng nhất định của gia đình bạn. Lượng điện này có thể không quá lớn nhưng vẫn gây lãng phí”.
Khi máy giặt ở chế độ chờ trong thời gian dài và không được nghỉ ngơi, tuổi thọ của chúng cũng sẽ giảm.
Bên cạnh đó việc rút phích cắm điện của máy giặt sau khi sử dụng còn tránh được tình trạng chập, cháy điện. Với những gia đình có em nhỏ, việc này sẽ tránh được tình huống trẻ nghịch ngợm, ấn nhầm các nút gây ra sự cố, tai nạn.
Nếu cảm thấy việc rút phích cắm máy giặt bất tiện, bạn hãy sử dụng loại ổ cắm có công tắc cho thiết bị này. Sau mỗi lần sử dụng, bạn chỉ cần tắt công tắc đi là được, vừa đảm bảo an toàn vừa giúp tiết kiệm một lượng điện nhất định.
Không giặt quá số cân
Việc cho nhiều quần áo vào máy giặt có vẻ sẽ giúp bạn giảm tổng số chu kỳ giặt. Nhưng việc giặt quá số cân quy định sẽ khiến máy phát ra tiếng kêu to, không thể giặt sạch, thậm chí là dừng hoạt động.
Nguyên tắc tốt nhất là đảm bảo số cân quy định của nhà sản xuất. Hoặc kiểm tra bằng cách đảm bảo rằng bạn vẫn có thể nhìn thấy mặt trên của lồng giặt khi máy đang chứa đầy đồ cần giặt.
Chọn tính năng giặt phù hợp
Các loại máy giặt đều chia thành từng chức năng giặt với từng loại quần áo khác nhau. Mỗi chương trình như vậy sẽ có tính năng, mức nước, tốc độ quay và vắt khác nhau phù hợp với từng loại quần áo. Vì vậy mọi người nên lựa chọn tính năng phù hợp để tiết kiệm chi phí và thời gian.
Tương tự, mọi người cũng nên để ý khi lựa chọn chế độ vắt ở máy giặt. Với những quần áo dày, chăn drap, có thể chọn chế độ vắt cực khô để rút ngắn thời gian phơi còn những bộ quần áo bình thường nên chọn chế độ vắt thấp hơn để tiết kiệm điện.
Hạn chế giặt bằng nước nóng
Hiện nay, nhiều máy giặt có chức năng giặt quần áo bằng nước nóng. Song bạn chỉ nên sử dụng nó khi thực sự cần thiết. Việc sử dụng chế độ giặt nóng giúp làm sạch quần áo hơn nhưng sẽ tốn nhiều năng lượng. Vậy nên với những quần áo hàng ngày không quá nhiều bụi bẩn, người dùng nên để chế độ giặt bình thường để tiết kiệm điện.
Vệ sinh máy giặt thường xuyên
Giặt tay trước với quần áo quá bẩn
Với những bộ quần áo lao động hay quần áo có vết bẩn cứng đầu, người dùng nên vò bằng tay trước khi cho vào máy giặt. Nếu không vò qua bằng tay, những vết bẩn và mảng bám bùn đất sẽ rơi ra và hòa tan vào trong nước bám quần áo khác, thậm chí lồng giặt sẽ bị đóng cặn gây ảnh hưởng đến độ bền của máy giặt.
Sử dụng bột giặt chuyên dụng
Khi sử dụng nước xả vải, bạn cũng nên sử dụng một cách tiết kiệm và hợp lý. Nước xả nên được thêm vào chu trình cuối và có thể tạm dừng máy khoảng 10 phút để quần áo ngấm đều nước xả.