A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Việt Nam sẽ vượt qua Anh, Pháp, lọt top 11 thị trường tiêu dùng lớn nhất thế giới vào 2030

3 thị trường tiêu dùng lớn nhất thế giới năm 2030 là Trung Quốc, Ấn Độ, và Mỹ. Việt Nam, với quy mô tiêu dùng 80 triệu người, là thị trường lớn thứ 11, cùng hạng với thị trường Đức và Thổ Nhĩ Kỳ, Savills World Research dự báo.

 

Vượt qua Anh, Pháp, Việt Nam lọt top 11 thị trường tiêu dùng lớn nhất thế giới vào 2030 - Ảnh 1.

Ảnh minh họa.

Savills World Research vừa đưa ra dự báo top 20 thị trường có quy mô người tiêu dùng lớn nhất thế giới vào năm 2030.

Với quy mô tiêu dùng 1,1 tỷ người, Trung Quốc là thị trường tiêu dùng lớn nhất thế giới vào 2030, theo sau là Ấn Độ (773 triệu người), và Mỹ (348 triệu người).

Việt Nam đồng hạng với Đức và Thổ Nhĩ Kỳ, ở vị trí 11.

Vượt qua Anh, Pháp, Việt Nam lọt top 11 thị trường tiêu dùng lớn nhất thế giới vào 2030 - Ảnh 2.

Dự báo top 20 thị trường có quy mô người tiêu dùng lớn nhất thế giới vào năm 2030. Nguồn: Savills World Research.

9 trong số 20 thị trường có quy mô người tiêu dùng lớn nhất thế giới sẽ nằm tại Châu Á – Thái Bình Dương, bao gồm Trung Quốc, Ấn Độ, Indonesia, Nhật Bản, Pakistan, Bangladesh, Việt Nam, Thái Lan và Philippines.

Quy mô thị trường người tiêu dùng tại khu vực này, đặc biệt đối tượng chi tiêu ở mức ít nhất 12 USD/ngày, sẽ tăng từ 1,9 tỷ người trong 2024 lên 2,5 tỷ người vào năm 2030.

Sự tăng trưởng này thể hiện mức độ ngày càng quan trọng của người tiêu dùng Châu Á trong việc định hình thị trường bán lẻ toàn cầu, đồng thời thể hiện cơ hội đáng kể đối với các doanh nghiệp đang có kế hoạch nhìn xa hơn những thách thức thị trường trong ngắn hạn, Savills nhận định.

Trước đó, HSBC Global Research dự báo, Việt Nam được kỳ vọng trở thành thị trường tiêu dùng lớn thứ 10 thế giới vào năm 2030, vượt Đức và Anh.

Động lực chính là tầng lớp trung lưu cao (có thu nhập trong khoảng 50-110 USD/ngày) được dự báo tăng bình quân 17% mỗi năm từ nay đến năm 2030.

Về thị trường bán lẻ toàn cầu, Savills cho biết mua sắm trực tuyến đã tạo áp lực đối với cửa hàng bán lẻ vật lý, đặc biệt tại các mặt bằng bán lẻ nhóm hai hoặc ba, khi tỷ lệ trống tiếp tục ở mức cao. Mặt khác, các mặt bằng bán lẻ cao cấp, có độ nhận diện tốt và khả năng kết nối giao thông thuận tiện lại ghi nhận sự phục hồi đáng kể trong thời gian vừa qua.

Tại Châu Á – Thái Bình Dương, báo cáo của Savills công bố cho biết thị trường đã đi qua vùng đáy và đang phục hồi tích cực nhờ sự quay trở lại của du lịch quốc tế và xu hướng lạm phát giảm. Hầu hết các trung tâm thương mại tại Châu Á sẽ ghi nhận mức tăng giá thuê từ 0-5% trong năm 2024.


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Bài viết liên quan

Nội dung đang cập nhật...