A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Hạn chế rút BHXH một lần: Đóng đủ thì nghỉ sớm

Thay vì cứ nam 62, nữ 60 thì nhà nước cần có thêm nhiều độ tuổi nghỉ hưu theo từng nghề.

Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội), cho biết giai đoạn 2016 - 2022, cả nước có gần 5 triệu lượt người hưởng BHXH một lần. Số người hưởng BHXH một lần năm sau luôn cao hơn năm trước với tốc độ tăng trung bình mỗi năm khoảng 12,3%, trong khi tốc độ tăng đối tượng tham gia BHXH là 5%-6%/năm. Trong đó, số người hưởng theo điều kiện sau 1 năm nghỉ việc không tiếp tục đóng BHXH chiếm gần 99% và chủ yếu là NLĐ làm việc ở khu vực doanh nghiệp (DN) ngoài nhà nước (gần 91%).

Gởi ý kiến đến Báo Người Lao Động, nhiều bạn đọc đã thẳng thắn chỉ ra một số bất cập của Luật BHXH hiện hành và đề nghị Ban soạn thảo luật cần nghiên cứu, bổ sung thêm để giữ người lao động ở lại hệ thống an sinh.

 

 Một bạn đọc tên Thái bày tỏ: "Luật BHXH quá nhiều bất cập. Theo tôi, tuổi nghỉ hưu như cũ là hợp lý và cũng không nên trừ % của người lao động khi về hưu trước tuổi". Bạn đọc Lê Văn Thi nói: "Tôi năm nay 55 tuổi đã đủ thứ bệnh rồi đã đóng bh trên 20 năm bây giờ nghỉ việc chờ đến 62 tuổi không biết sống bằng gì. Mong nhà nước xem xét vấn đề hạ tuổi nghỉ hưu cho phù hợp". Bạn đọc Nguyễn Lập góp ý: "Thay vì cứ nam 62 , nữ 60 thì nhà nước cần có thêm nhiều độ tuổi nghỉ hưu theo từng nghề. Tôi thấy ngay ở việc hạn chế độ tuổi lái xe hạng D;E cũng thấy rằng độ tuổi nghỉ hưu là vẫn chưa phù hợp với nghề". 

Hạn chế rút BHXH một lần: Đóng đủ thì nghỉ sớm - Ảnh 2.

 
Bạn đọc Công Nguyên bày tỏ: "Báo Người Lao Động đăng rất nhiều bài về việc người lao động rút BHXH một lần nêu nhiều nguyên nhân, lý do với sự tham gia ý kiến của người lao động đã nghỉ hưu và người lao động chưa nghỉ hưu. Những ý kiến ấy rất đúng xác thực. Thiết nghĩ ngành BHXH nên xem xét soạn thảo một chính sách phù hợp để NLĐ yên tâm không rút BHXH một lần, đôi bên cùng có lợi,chứ chơi kiểu vừa đá banh vừa thổi còi bên kia thua chắc !!

 

Theo bạn đọc Trần Ngọc Ba, nên thay đổi cách tính luong hưu là bình quân 10 năm cuối là hợp lý. Cùng góc nhìn, bạn đọc Nguyễn Vũ Dương chia sẻ: "Mức tính lương BXHH ở khu vực ngoài quốc doanh rất thấp, hầu hết công ty ty chỉ đóng cho công nhân phổ thông ở mức tối thiểu. Doanh nghiệp ngoài quốc doanh chỉ sử dụng lao động trẻ, do vậy ít ai có thể làm việc đến tuổi nghỉ hưu. Tương tự, bạn đọc Hoàng Long phân tích: "Đơn giản là cách tính bảo hiểm bây giờ công nhân họ chẳng thấy có gì hấp dẫn, họ rút một lần là phải rồi. Thời gian đóng thì dài, tuổi hưởng lương hưu thì cao nên công nhân họ chẳng hứng thú đợi và quyết định rút BHXH một lần". 

Bạn đọc Đỗ Văn Dần góp ý: "Ban soạn thoả nghiên cứu xem thời gian tham gia bảo hiểm để nhận đủ tỉ lệ 75% giữa lao động nam và nữ. Cụ thể: Tuổi nghỉ hưu của nam là 62 tuổi của nữ là 60 tuổi Trong khi đó thời gian đóng để được hưởng tối đa 75% của lao động nam là 35 năm còn nữ là 32 năm thì chưa hợp lý với chênh lệch theo tuổi nghỉ hưu. Xin đề xuất sửa thời gian đóng của nữ là 30 năm của nam là 32 năm thì được hưởng tỷ lệ lương hưu 75%. Bạn đọc Hoàng Lê Minh bày tỏ: Đơn giản là đóng nhiêu thì hưởng nhiêu, đóng đủ thì nghỉ sớm.

Theo bà Nguyễn Thị Hoa, Chủ tịch Công đoàn Công ty TNHH Quadrille Việt Nam, đề xuất việc giảm số năm đóng BHXH để hưởng lương hưu từ 20 năm xuống còn 15 năm đóng đang khiến người lao động lo lắng bởi đề xuất này chỉ phù hợp với NLĐ tham gia chậm, có độ tuổi trên 40 hoặc có thời gian tham gia BHXH cách quãng hay làm việc trong khu vực nhà nước. Thực tế, đa số người lao động trong các doanh nghiệp ngoài nhà nước, đặc biệt là các doanh nghiệp FDI đều là lao động trẻ. Người lao động trên 40 tuổi đã mắt mờ, chân run, năng suất lao động thấp nhưng hưởng lương cao nên họ trở thành đối tượng ưu tiên đầu tiên trong danh sách cắt giảm hoặc doanh nghiệp sẽ đưa ra một khoản hỗ trợ để khuyến khích họ tự nguyện xin nghỉ việc. Khi bị cắt giảm họ rất khó tìm việc làm mới để có thể tham gia tiếp BHXH, trong khi thời gian chờ hưởng hưu kéo dài, gặp nhiều khó khăn nên họ quyết định rút BHXH một lần.

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Bài viết liên quan

Nội dung đang cập nhật...