A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Vàng thế giới dao động gần mốc 1,900 USD/oz

Giá vàng đạt mức cao nhất trong gần 9 tháng vào ngày thứ Ba (22/02) trước khi giảm nhẹ, khi nhà đầu tư chờ đợi thêm diễn biến trong cuộc khủng hoảng Ukraine, và ổn định lại gần mốc quan trọng 1,900 USD/oz.

Kết thúc phiên giao dịch ngày thứ Ba, hợp đồng vàng giao ngay lùi 0.2% xuống 1,902.71 USD/oz, đạt mức cao nhất kể từ ngày 01/06/2021 là 1,913.89 USD/oz. Hợp đồng vàng tương lai cộng 0.4% lên 1,907.40 USD/oz.

Các chỉ số chính trên Phố Wall giảm điểm trong bối cảnh căng thẳng Nga - Ukraine leo thang, trong khi các kho dự trữ dầu tăng vọt khi giá dầu đóng cửa ở mốc 100 USD/thùng.

Mỹ và các đồng minh châu Âu công bố các biện pháp trừng phạt mới đối với Nga sau khi Tổng thống Nga Vladimir Putin công nhận độc lập 2 khu vực ly khai ở miền Đông Ukraine và ra lệnh triển khai quân đội ở đó.

David Meger, Giám đốc giao dịch kim loại tại High Ridge Futures, nhận định: “Không có gì ngạc nhiên khi thấy vàng được hỗ trợ tốt trong môi trường này dựa trên tính chất trú ẩn an toàn của nó”.

Tuy nhiên, áp lực lạm phát là yếu tố chính thúc đẩy hoạt động của vàng trong vài tuần qua theo xu hướng đi ngang đến cao hơn, và việc nâng lãi suất có thể không lấn át được xu hướng này, ông Meger nói.

Vàng được xem là một kênh phòng ngừa lạm phát và rủi ro chính trị. Tuy nhiên, việc nâng lãi suất, đặc biệt bởi Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed), có xu hướng làm giảm sức hấp dẫn của vàng, vốn không đem lại lợi suất.

Các chuyên gia phân tích cho rằng đà giảm nhẹ của vàng là do một số hoạt động chốt lời.

An Trần (theo CNBC)

FILI


Tác giả: An Trần (theo CNBC)
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết