A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Ngày càng nhiều các công ty Hoa Kỳ muốn rời khỏi Trung Quốc

Theo một cuộc khảo sát kinh doanh được công bố ngày 23/1, một tỷ lệ kỷ lục các công ty Hoa Kỳ tại Trung Quốc đang đẩy nhanh kế hoạch di dời hoạt động sản xuất hoặc tìm nguồn cung ứng thay thế.

Cuộc khảo sát mới nhất của AmCham Trung Quốc đã khảo sát 368 thành viên từ ngày 21 tháng 10 đến ngày 15/11.

Trong khi Ấn Độ và các nước Đông Nam Á vẫn là điểm đến phổ biến nhất để di dời sản xuất, cuộc khảo sát cho thấy 18% số người được hỏi cân nhắc chuyển đến Hoa Kỳ vào năm 2024, tăng so với mức 16% của năm trước.

ngay cang nhieu cac cong ty hoa ky muon roi khoi trung quoc hinh 1

Theo Phòng Thương mại Hoa Kỳ tại Trung Quốc, một tỷ lệ kỷ lục các công ty Hoa Kỳ tại Trung Quốc đang đẩy nhanh kế hoạch di dời hoạt động sản xuất hoặc nguồn cung ứng. Ảnh: CNBC.

Con số này cũng vượt quá tỷ lệ 23% được báo cáo vào năm 2017, khi Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump bắt đầu nhiệm kỳ đầu tiên và bắt đầu tăng thuế đối với hàng hóa Trung Quốc.

Tuần này, ông Trump đã khẳng định kế hoạch tăng thuế đối với hàng hóa Trung Quốc thêm 10% và cho biết mức thuế có thể được áp dụng sớm nhất là vào ngày 1/2. Điều đó diễn ra sau lập trường ngày càng cứng rắn của Hoa Kỳ đối với Trung Quốc.

Hơn 60% số người được hỏi cho biết căng thẳng giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc là thách thức lớn nhất đối với việc kinh doanh tại Trung Quốc trong năm tới. Theo cuộc khảo sát, sự cạnh tranh từ các công ty nhà nước địa phương hoặc các công ty tư nhân Trung Quốc là thách thức lớn thứ hai đối với các doanh nghiệp Hoa Kỳ hoạt động tại Trung Quốc.

 

Cùng với áp lực địa chính trị, tăng trưởng của nền kinh tế lớn thứ hai thế giới đã chậm lại, với chi tiêu của người tiêu dùng giảm mạnh kể từ khi xảy ra đại dịch. Vào cuối tháng 9, chính quyền Trung Quốc đã bắt đầu tăng cường các nỗ lực để kích thích tăng trưởng và ngăn chặn sự suy thoái của bất động sản.

Trong năm thứ ba liên tiếp, hơn một nửa số người được hỏi của AmCham Trung Quốc cho biết họ không kiếm được lợi nhuận tại quốc gia này, đồng thời nói thêm rằng khu vực này đã trở nên kém cạnh tranh hơn về biên lợi nhuận so với các thị trường toàn cầu khác.

Tỷ lệ các công ty không còn liệt kê Trung Quốc là điểm đến đầu tư ưa thích đã tăng lên 21%, tăng gấp đôi so với mức trước đại dịch, cuộc khảo sát cho biết.

Tuy nhiên, nhìn về phía trước, các doanh nghiệp công nghệ, công nghiệp và tiêu dùng cho biết họ coi tăng trưởng tiêu dùng trong nước là cơ hội kinh doanh hàng đầu cho năm 2025, cuộc khảo sát cho biết. Các công ty dịch vụ cho biết cơ hội hàng đầu của họ là các công ty Trung Quốc đang tìm cách mở rộng ra nước ngoài.

Ông Hart lưu ý rằng nhiều thành viên vẫn lạc quan về Trung Quốc như một "thị trường lớn và quan trọng".

Khánh An (Theo CNBC)


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Bài viết liên quan

Nội dung đang cập nhật...