A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Công ty VEFAC sở hữu “đất vàng” Giảng Võ doanh thu “bèo bọt” nhưng vẫn báo lãi quý 2 tăng 95% nhờ đầu tư trái phiếu

Nhờ nguồn thu từ đầu tư trái phiếu doanh nghiệp và lãi cho vay, lãi tiền gửi nên VEFAC - công ty con của Tập đoàn Vingroup báo lãi ròng 125 tỷ đồng, tăng 95% so với cùng kỳ.

 

Công ty VEFAC sở hữu “đất vàng” Giảng Võ doanh thu “bèo bọt” nhưng vẫn báo lãi quý 2 tăng 95% nhờ đầu tư trái phiếu - Ảnh 1.

CTCP Trung tâm Hội chợ Triển lãm Việt Nam (VEFAC, mã VEF) công bố báo cáo tài chính quý 2/2023 với doanh thu thuần đạt 247 triệu đồng, tăng 18% so với cùng kỳ năm ngoái. Doanh thu này hoàn toàn đến từ hoạt động cho thuê, không ghi nhận doanh thu từ cung cấp dịch vụ tổ chức triển lãm hội chợ.

Kinh doanh dưới giá vốn nên công ty con của Vingroup lỗ gộp 4 tỷ, cùng kỹ lỗ gộp hơn 3 tỷ. Tuy nhiên trong kỳ doanh nghiệp ghi nhận doanh thu 164 tỷ đồng từ lãi trái phiếu, tiền gửi, tiền cho vay. Theo đó, tại thời điểm 30/6, tiền và các khoản tương đương tiền ghi nhận 1.741 tỷ đồng, trong đó lượng tiền gửi ngân hàng 509 tỷ đồng và khoản đầu tư trái phiếu doanh nghiệp lên tới 1.231 tỷ có thời gian thu hồi nhỏ hơn 3 tháng với lãi suất 8,5%/năm..

Có thể thấy, lợi nhuận của VEF không đến từ hoạt động kinh doanh cốt lõi mà chủ yếu nhờ lãi các khoản lãi tiền gửi và cho vay. Vì thế, không bất ngờ khi khoản mục lợi nhuận của doanh nghiệp này luôn cao gấp nhiều lần so với doanh thu.

Kết thúc quý 2, công ty báo lãi sau thuế gần 125 tỷ đồng, tăng 95% so với cùng kỳ và cao nhất kể từ khi giao dịch trên sàn UPCoM.

Công ty VEFAC sở hữu “đất vàng” Giảng Võ doanh thu “bèo bọt” nhưng vẫn báo lãi quý 2 tăng 95% nhờ đầu tư trái phiếu - Ảnh 2.

Lũy kế 6 tháng đầu năm, công ty đạt 2,6 tỷ đồng doanh thu, gấp 5 lần so với cùng kỳ. Nhờ nguồn thu từ hoạt động tài chính 296 tỷ nên VEFAC báo lãi ròng 228 tỷ đồng, tăng 57%.

Tính đến cuối tháng 6/2023, tổng tài sản của VEFAC gần 8.962 tỷ đồng, tăng nhẹ 3% so với hồi đầu năm. Trong đó, khoản phải thu về cho vay ngắn và dài hạn cho các đối tác doanh nghiệp với lãi suất vat 11%/năm và có đảm bảo bằng tài sản chiếm 47% tổng tài sản.

Hàng tồn kho ở mức gần 1.100 tỷ đồng, đây là các khoản chi phí liên quan đến việc đầu tư dự án Khu đô thị mới tại xã Xuân Canh, Đông Hội, Mai Lâm, huyện Đông Anh, Hà Nội.

Chi phí xây dựng dở dang hơn 1.710 tỷ đồng nằm tại Dự án Tổ hợp Trung tâm Thương mại Dịch vụ và Nhà ở tại 148 Giảng Võ, Ba Đình, Hà Nội; Dự án Trung tâm Hội chợ Triển lãm Quốc gia; Dự án Đầu tư xây dựng KĐT mới Đông Anh; Dự án Khu chức năng Đô thị Nam đại lộ Thăng Long.

Công ty VEFAC sở hữu “đất vàng” Giảng Võ doanh thu “bèo bọt” nhưng vẫn báo lãi quý 2 tăng 95% nhờ đầu tư trái phiếu - Ảnh 3.

Tính đến cuối quý 2, VEFAC đi vay tổng cộng 1.032 tỷ đồng tại ngày 30/6 từ Ngân hàng Techombank với kỳ hạn tối đa 24 tháng, lãi suất 8,6% cho năm đầu tiên.

VEFAC thành lập năm 1974, tiền thân là khu triển lãm Giảng Võ, nhiệm vụ là tổ chức triển lãm thành tựu kinh tế – kỹ thuật của đất nước, các sự kiện văn hóa, xã hội của thủ đô Hà Nội và các Bộ, ngành Trung ương.

Năm 2015, Công ty TNHH MTV Trung tâm Hội chợ Triển lãm Việt Nam hoàn tất cổ phần hoá với vốn điều lệ là 1.666 tỷ đồng. Đến nay, vốn chủ sở hữu của công ty vẫn là 1.666 tỷ đồng, trong đó Tập đoàn Vingroup (VIC) là cổ đông lớn nhất của VEFAC với tỷ lệ sở hữu 83,3%, số còn lại thuộc Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch cùng các cổ đông khác.

Công ty VEFAC sở hữu “đất vàng” Giảng Võ doanh thu “bèo bọt” nhưng vẫn báo lãi quý 2 tăng 95% nhờ đầu tư trái phiếu - Ảnh 4.

 


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Bài viết liên quan

Nội dung đang cập nhật...