A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Phương thức mua sắm mới được dự báo sẽ "làm mưa làm gió" tại Việt Nam

 Shoppertainment (mua sắm kết hợp giải trí) được dự báo sẽ dẫn đầu xu hướng mua sắm và mang đến cơ hội ngàn tỉ USD cho thị trường châu Á - Thái Bình Dươn

Kết quả báo cáo "Shoppertainment: APAC's Trillion-Dollar Opportunity" (Mua sắm kết hợp giải trí: Cơ hội trị giá hàng ngàn tỉ đô la cho khu vực châu Á - Thái Bình Dương) do TikTok và Tập đoàn tư vấn Boston (BCG) thực hiện khảo sát tại các thị trường khu vực châu Á - Thái Bình Dương cho thấy xu hướng Shoppertainment đang mở ra lộ trình hấp dẫn để các thương hiệu cách mạng hóa cách họ tương tác với các đối tượng mục tiêu thông qua định dạng ưu tiên video và có âm thanh. 

Phương thức mua sắm mới được dự báo sẽ làm mưa làm gió tại Việt Nam - Ảnh 1.

Xu hướng Shoppertainment được dự báo sẽ mang đến nhiều cơ hội cho thương hiệu

Phân tích được thực hiện bởi BCG cũng dự đoán Indonesia, Việt Nam và Thái Lan là các thị trường phát triển ấn tượng nhất khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Tại 3 thị trường này cùng với Úc, Shoppertainment sẽ đạt tốc độ 63% tăng trưởng kép hằng năm trong vòng 3 năm tới, đồng thời tăng gấp 4 lần giá trị thị trường từ 24 tỉ USD lên 100 tỉ USD.

"Trải nghiệm thương mại điện tử là mang đến những ưu đãi tốt nhất tới đúng đối tượng một cách hiệu quả nhất có thể. Tuy nhiên, thói quen mua hàng của người tiêu dùng đang thay đổi. Người tiêu dùng sẽ nói không với những lời chào hàng, nhưng họ sẽ nói có với những trải nghiệm giải trí" - ông Sameer Singh, Giám đốc Giải pháp Kinh doanh Toàn cầu, khu vực Châu Á - Thái Bình Dương của TikTok chia sẻ. 

Theo ông Sameer Singh, tâm lý này đã tạo ra cơ hội để các thương hiệu nắm bắt xu hướng Shoppertainment. 

Báo cáo cũng chỉ ra rằng trải nghiệm quảng cáo trực tuyến đã đạt đến điểm bão hòa. 26% người tiêu dùng muốn có thêm thời gian để cân nhắc mua hàng và 46% quyết định mua hàng vào một ngày khác; 89% người tiêu dùng tìm kiếm thông tin cả trong và ngoài ứng dụng;63% cần xem nội dung ít nhất 3-4 lần và 85% chuyển đổi ứng dụng trên hành trình mua sắm; 34% người tiêu dùng hoài nghi về các nội dung thương hiệu, gây cản trở trong việc đưa ra quyết định mua hàng.

Nghiên cứu còn cho thấy người tiêu dùng trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương đang mong đợi các thương hiệu tập trung vào yếu tố giải trí trước khi đưa ra các thông tin thương mại như sản phẩm hay đường dẫn mua hàng. 

"Shoppertainment sẽ mang đến nhiều cơ hội cho thương hiệu, cho phép họ kích hoạt lại niềm yêu thích mua sắm của người tiêu dùng"- Aparna Bharadwaj, Giám đốc Điều hành và Đối tác  BCG nêu dự đoán.

Shoppertainment (hình thức thương mại dựa trên nội dung có tính chất giải trí và định hướng người tiêu dùng) sẽ mở ra nhiều nguồn doanh thu mới cho thương hiệu khi họ kết nối lại và tương tác với khách hàng thông qua hình thức thương mại dựa trên nội dung.

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Bài viết liên quan

Nội dung đang cập nhật...