Bảng so sánh bánh Trung thu truyền thống và bánh healthy: Bánh healthy có thực sự lành mạnh?
Đổ xô đi mua bánh Trung thu healthy vì nghĩ lành mạnh, tốt cho sức khỏe, hẳn bạn chưa biết những sự thật này.
Sắp đến Trung thu, lại cận kề Rằm tháng 7, bánh trung thu trở thành mặt hàng được người tiêu dùng rất săn đón. Bên cạnh những loại bánh truyền thống, nhiều người đang rất quan tâm đến bánh trung thu được gọi là healthy (lành mạnh) với các nguyên liệu, thành phần thay thế.
Để hấp dẫn thực khách, đánh vào tâm lý ăn uống lành mạnh, tốt cho sức khỏe, một số người bán hàng còn chỉ rõ sự so sánh giữa bánh trung thu truyền thống với bánh trung thu healthy.
Bánh truyền thống có vị ngọt gắt, bánh healthy có vị ngọt nhẹ. Bánh truyền thống được nhận định “nghèo” chất dinh dưỡng, trong khi bánh healthy ngược lại. Đặc biệt, bánh healthy được bổ sung các loại hạt khác nhau.
Bảng thành phần có chứng tỏ được bánh trung thu healthy thực sự lành mạnh?
Theo BS Nguyễn Thị Tuyết (Viện Dinh dưỡng Quốc gia), xét về thành phần tạo nên chiếc bánh trung thu healthy, nhiều người cho rằng đây là lựa chọn tốt hơn hẳn bánh truyền thống. Và điều này, xét trên thành phần so sánh thì có vẻ đúng.
Thứ hai, bánh làm từ bột mỳ nguyên cám sẽ giúp no lâu, cung cấp thêm chất xơ. Thêm vào đó, bánh trung thu healthy còn được bổ sung nhiều loại hạt. Chúng ta đều nghe nói rất nhiều về công dụng của các loại hạt nguyên bản. Chúng giàu dinh dưỡng, ít calo, là món ăn vặt lành mạnh cho cơ thể...
"Mặc dù các thành phần đều có lợi cho sức khỏe nhưng trong quá trình sản xuất, thành phẩm tạo ra lại có thể trở thành không lành mạnh", chuyên gia khẳng định.
Lý giải vì sao bánh trung thu healthy có nguy cơ không lành mạnh, BS Tuyết chia sẻ một số lý do như sau:
Hai là, vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm. Hiện nay, nhiều người tự làm bánh trung thu, cho rằng mình lựa chọn các nguyên liệu lành mạnh hơn để làm bánh nhưng cần chú ý vệ sinh an toàn thực phẩm. Ví dụ như sử dụng màu từ rau, củ, quả để làm bánh, bổ sung thêm các loại hạt, kể cả mật ong... đều có thể tiềm ẩn nguy cơ ngộ độc thực phẩm, rối loạn đường tiêu hóa... nếu chưa đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm trong các khâu.
BS Tuyết nhận định, mỗi loại bánh trung thu dù sản xuất theo cách nào đều có những ưu - nhược điểm nhất định. Vấn đề ở đây, người tiêu dùng khi mua bánh cần tỉnh táo.
"Người tiêu dùng không nên vì những lời quảng cáo có cánh mà yên tâm dùng tùy ý, ăn bao nhiêu cũng được... Nếu làm vậy thì rất hại sức khỏe. Đã là bánh trung thu hay bánh kẹo nói chung đều cần ăn uống đúng cách để tránh tăng cân, mắc bệnh không mong muốn", chuyên gia nhận định.
- Không ăn bánh trung thu lúc đói: Ăn bánh trung thu lúc bụng đói dễ khiến bạn bị mệt mỏi, uể oải. Lúc này, khả năng hấp thụ của dạ dày cao hơn bình thường nên bạn có thể ăn nhiều hơn mình nghĩ. Với lượng calo và chất béo trong bánh trung thu thì ăn như vậy không khác gì bạn đang cố ép mình tăng cân.
- Chia nhỏ chiếc bánh trung thu để thưởng thức: Nếu không thể từ bỏ được món ăn này thì hãy cắt bánh thành những miếng nhỏ và thưởng thức chúng vào từng thời điểm trong ngày. Làm như vậy bạn sẽ hạn chế được lượng đường, chất béo và calo vào cơ thể cùng lúc.
- Không ăn bánh trung thu sau 7 giờ tối: Vì sau khoảng thời gian này, bạn thường ít vận động nên lượng calo, chất béo sẽ không được tiêu thụ hết, có nhiều cơ hội tích tụ lại trong cơ thể.
- Tập thể dục đều đặn mỗi ngày: Đây rõ ràng là việc không thể thiếu trong cuộc sống hàng ngày nhưng vào những ngày này, khi trót ăn một vài miếng bánh trung thu thì bạn càng cần chăm tập luyện hơn.