A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

5 loại gạch đất nung được sử dụng phổ biến

Gạch đất nung có các loại phổ biến như là gạch đỏ đặc, gạch đỏ 2 lỗ, gạch 6 lỗ, gạch ống… Sự khác nhau cơ bản giữa các loại gạch này là cấu tạo.

Cụ thể, gạch rỗng có các lỗ rỗng phía trong viên gạch, có thể là 2, 3, 4, 6 hoặc 10 lỗ tùy yêu cầu thiết kế. Chính vì cấu tạo rỗng nên gạch rỗng sử dụng ít nguyên liệu hơn, nhờ đó mà giá bán rẻ hơn. Tuy nhiên, gạch rỗng lại có khả năng chịu nén thấp, độ hút nước cao.

5 loại gạch đất nung được sử dụng phổ biến - Ảnh 1.

Tường được xây bằng gạch đất nung

Còn đối với gạch đặc, loại gạch này có cấu tạo một khối xuyên suốt, không có lỗ, do vậy tốn nhiều nguyên liệu sản xuất hơn, giá bán đắt hơn. Nhưng bù lại, gạch đặc cứng chắc và ít thấm nước, được sử dụng cho những công trình yêu cầu cao về chất lượng.

Gạch tuynel đặc

Gạch đặc là loại gạch xây không có lỗ, chúng được phân chia thành 3 nhóm khác nhau theo thứ tự chất lượng giảm dần là A1, A2 và B.

Loại gạch này được thiết kế với lớp kết cấu dày đặc, không chứa các lỗ và có kích thước cố định theo là 220×105×55 mm.

5 loại gạch đất nung được sử dụng phổ biến - Ảnh 2.

Gạch đặc thường được sử dụng cho những công trình xây dựng có độ đòi hỏi cao về khả năng chịu lực

Trong nhóm gạch tuynel, đây được xem là loại có kết cấu chắc chắn, khả năng ngăn ngừa ẩm mốc tốt nhất. Do đó, chúng thường được sử dụng cho những công trình xây dựng có độ đòi hỏi cao về khả năng chịu lực, chống ẩm.

Tuy nhiên, điểm hạn chế của gạch đặc là trọng lượng nặng, chi phí đắt hơn so với gạch rỗng và giá của gạch này thường đắt hơn gấp từ 2 đến 3 lần so với gạch lỗ.

Gạch tuynel 2 lỗ

Gạch 2 lỗ hay còn gọi là gạch thông tâm thường, có kích thước tương tự như gạch tuynel đặc.

5 loại gạch đất nung được sử dụng phổ biến - Ảnh 3.

Gạch Tuynel 2 lỗ

Ưu điểm của gạch tuynel 2 lỗ là nhẹ và giá bán rẻ hơn so với giá gạch đặc. Tuy nhiên, loại gạch này có hạn chế là khả năng chịu lực kém và không chống thấm. Theo đó, chỉ nên sử dụng gạch tuynel 2 lỗ cho các công trình không đòi hỏi lớn về mức độ chịu lực cũng như khả năng chống thấm.

Ngoài ra, để đảm bảo độ an toàn, cần tránh xây tường nhà, tường rào hoặc khu vực tường thường xuyên chịu tác động ẩm ướt bằng gạch 2 lỗ.

Gạch tuynel 3 và 5 lỗ

Cũng tương tự gạch đặt, gạch xây đất nung 3 và 5 lỗ có khả năng chịu lực và trọng tải tốt, gạch 3 lỗ vuông hoặc 5 lỗ vuông thường được dùng để cách âm chống nóng, cách nhiệt cho tường và trần nhà.

 

Hiện nay, các loại gạch này được sử dụng để xây dựng ở các vị trí như xây tường chịu lực, xây trang trí không cần trát.

Gạch tuynel 4 lỗ

Khác với các loại gạch xây trên, gạch tuynel 4 lỗ được sử dụng phổ biến bởi kích thước nhỏ gọn phù hợp (190×80×80 mm) và hình dáng, màu sắc cuốn hút, đẹp mắt.

Đặc biệt, dù được thiết kế có lỗ nhưng loại gạch này có khả năng chịu lực rất lớn. Ngoài ra, gạch tuynel 4 lỗ còn có ưu điểm nhẹ và rẻ nên thường được xây ở các vị trí: chuyên dùng cho xây tường 10.

Gạch tuynel 6 lỗ

Trong các loại gạch lỗ thì gạch tuynel 6 lỗ được xem là nhóm phổ biến nhất với kích thước là 220×150×15mm và hai màu đặc trưng cơ bản là đỏ hồng, đỏ sẫm.

5 loại gạch đất nung được sử dụng phổ biến - Ảnh 4.

Gạch Tuynel 6 lỗ

Ưu điểm nổi bật của loại gạch này là khối lượng nhẹ, giá bán phù hợp với nhiều người có nhu cầu. Tuy nhiên, gạch tuynel 6 lỗ chưa đáp ứng được khả năng chống ẩm và chịu lực cao, nếu khoan vít, đóng đinh thì sẽ bị vỡ gạch.

Trong xây dựng, gạch không nung 6 lỗ thường được ở các vị trí như làm lớp chống nóng cho mái hoặc cho tường. Loại gạch này thường được sử dụng để xây tường 150.


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Bài viết liên quan

Nội dung đang cập nhật...