A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Thủ tục điều chỉnh thông tin tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện sau sáp nhập

Bảo hiểm xã hội Việt Nam vừa trả lời, cung cấp thông tin về các thủ tục điều chỉnh thông tin tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện.

Thủ tục điều chỉnh thông tin tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện sau sáp nhập

Thủ tục điều chỉnh thông tin tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện sau sáp nhập. Ảnh: Hải Nguyễn

Gửi câu hỏi đến Bảo hiểm xã hội Việt Nam, bạn đọc N.T.D cho biết: "Mẹ tôi năm nay 51 tuổi, đang tham gia BHXH tự nguyện. Xin hỏi, mẹ tôi muốn thay đổi thông tin Căn cước công dân bằng hình thức trực tiếp thì cần những thủ tục gì?".

Về vấn đề này, Bảo hiểm xã hội Việt Nam trả lời như sau:

Để thay đổi thông tin tham gia BHXH tự nguyện theo hình thức trực tiếp thì người dân tới tổ chức dịch vụ hoặc cơ quan BHXH trên địa bàn, kê khai tờ khai tham gia, điều chỉnh thông tin BHXH, BHYT.

Thông tin khai theo mẫu TK1-TS ban hành kèm theo quy trình thu BHXH, BHYT, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; quản lý sổ BHXH, thẻ BHYT của BHXH Việt Nam - Văn bản hợp nhất số 2525/VBHN-BHXH ngày 15.8.2023 của BHXH Việt Nam.

Đồng thời cung cấp thông tin Căn cước công dân (thay đổi) để được điều chỉnh thông tin tham gia BHXH tự nguyện.

Tích hợp 100% trên Cổng Dịch vụ công Quốc gia

Từ 1.7, quy định về mô hình chính quyền địa phương 2 cấp trong lĩnh vực bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế chính thức có hiệu lực.

Theo BHXH Việt Nam, hiện nay hệ thống công nghệ thông tin, các phần mềm của BHXH Việt Nam đã được nâng cấp, cập nhật các tính năng, tiện ích phù hợp.

Hiện BHXH Việt Nam đã cung cấp 70 dịch vụ công trực tuyến mức độ toàn trình và đã tích hợp 100% trên Cổng Dịch vụ công Quốc gia, đáp ứng yêu cầu của người dân và doanh nghiệp. Tổ chức, cá nhân có thể lựa chọn phương thức nộp hồ sơ qua giao dịch điện tử để tiết kiệm thời gian, chi phí.

Đồng thời, với mô hình tổ chức mới gắn với chính quyền địa phương 2 cấp, BHXH Việt Nam đã tái cơ cấu các quy trình nghiệp vụ, liên thông với dữ liệu dân cư và dữ liệu các Bộ, ngành; cắt bỏ các giấy tờ thủ tục đã có dữ liệu (dân cư, căn cước, BHXH, đăng ký xe, giấy phép lái xe)…

Trên cơ sở đó, đẩy mạnh triển khai việc tiếp nhận, giải quyết TTHC không phụ thuộc vào địa giới hành chính, theo đó nhiều TTHC hiện nay người lao động có thể lựa chọn nộp tại bất kỳ cơ quan BHXH nào thuận tiện nhất.

Việc thay đổi sắp xếp theo 2 mô hình BHXH tỉnh, thành phố và BHXH cơ sở (không tổ chức BHXH cấp huyện) không làm ảnh hưởng đến việc giải quyết chế độ, quyền lợi của người tham gia, người thụ hưởng.

Từ ngày 1.7.2025, cả nước chính thức chuyển sang mô hình chính quyền địa phương hai cấp gồm tỉnh/thành phố và xã/phường/thị trấn, bỏ cấp quận và huyện.

Đây là bước đi quan trọng trong cải cách tổ chức bộ máy hành chính, hướng đến mục tiêu tinh gọn, hiệu lực và hiệu quả hơn trong quản lý nhà nước.

Đồng thời, từ ngày 306, hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia đã cập nhật thông tin cá nhân mới cho người dân trên ứng dụng VNeID, bao gồm quê quán và địa chỉ thường trú theo địa giới hành chính mới.


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Bài viết liên quan

Nội dung đang cập nhật...