A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Quy định thời gian đóng BHXH để hưởng lương hưu người lao động cần biết

Trường hợp người lao động có thời gian đóng bảo hiểm xã hội cao hơn số năm tương ứng với tỷ lệ hưởng lương hưu 75% thì ngoài lương hưu, người lao động sẽ được hưởng trợ cấp một lần.

Căn cứ quy định tại Điều 54, 55, 73 Luật BHXH 2014 (được sửa đổi bởi Khoản 1 Điều 219 Bộ luật Lao động 2019) thì có thể thấy, để được hưởng lương hưu thì người tham gia BHXH (bao gồm BHXH bắt buộc và BHXH tự nguyện) cần phải đáp ứng đủ 2 điều kiện về tuổi nghỉ hưu và thời gian đã tham gia BHXH.

Trong đó, đối với điều kiện về thời gian tham gia bảo hiểm xã hội thì yêu cầu:

- Đối với người tham gia BHXH bắt buộc: Phải có đủ 20 năm đóng BHXH trở lên, trừ trường hợp lao động nữ là người hoạt động chuyên trách hoặc không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn thì phải có đủ 15 năm đóng BHXH trở lên.

- Đối với người tham gia BHXH tự nguyện: Phải có đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội trở lên.

 

Mức hưởng lương hưu được tính căn cứ vào tỷ lệ hưởng lương hưu theo mức lương đóng BHXH của người lao động, công thức như sau:

Lương hưu hàng tháng = Tỷ lệ hưởng lương hưu hàng tháng x Mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH

Trong đó:

(1) Tỷ lệ hưởng lương hưu hàng tháng

- Tỷ lệ hưởng lương hưu đối với lao động nam: Tham gia BHXH đủ 20 năm thì được hưởng 45%, sau đó cứ thêm mỗi năm thì cộng thêm 2%, tối đa 75%.

Quy định thời gian đóng BHXH để hưởng lương hưu người lao động cần biết - Ảnh 2.

Trường hợp người lao động có thời gian đóng BHXH cao hơn số năm tương ứng với tỷ lệ hưởng lương hưu 75% thì ngoài lương hưu, người lao động sẽ được hưởng trợ cấp một lần.

- Tỷ lệ hưởng lương hưu đối với lao động nữ: Thời gian đóng BHXH đủ 15 thì được hưởng 45%, sau đó cứ thêm mỗi năm thì cộng thêm 2%, tối đa 75%.


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết