A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Kiểm soát quyền lực để chống tham nhũng

Ngày 13-5, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư Võ Văn Thưởng đã có buổi tiếp xúc cử tri tại huyện Hòa Vang và quận Cẩm Lệ, TP Đà Nẵng. Tại đây, nhiều cử tri đã bày tỏ sự quan tâm đến công cuộc phòng chống tham nhũng hiện nay.

Trả lời ý kiến cử tri Đà Nẵng, ông Võ Văn Thưởng cho biết vừa qua, một số vụ án lớn đã được xử lý, trong đó có sự cấu kết giữa những người bên ngoài với những người bên trong hệ thống nhà nước. Các vụ việc đó đều đã được xử lý nghiêm, có cả lãnh đạo cấp tỉnh và thu hồi một số tài sản. Hiện nay, Đảng và Nhà nước càng quyết liệt hơn trong phòng chống tham nhũng. Tại Hội nghị Trung ương 5, Bộ Chính trị đã quyết định chủ trương thành lập Ban Chỉ đạo cấp tỉnh về phòng chống tham nhũng, tiêu cực.

Kiểm soát quyền lực để chống tham nhũng - Ảnh 1.

Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư Võ Văn Thưởng phát biểu tại buổi tiếp xúc cử tri TP Đà Nẵng vào ngày 13-5

Nêu dẫn chứng, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nói "phải chống tham nhũng ngay cả trong các cơ quan phòng chống tham nhũng", ông Võ Văn Thưởng cho rằng nên đặt ra vấn đề kiểm soát quyền lực. Cụ thể, năm 2022 Đảng ban hành những quy định kiểm soát quyền lực, phòng chống tham nhũng, tiêu cực trên một số lĩnh vực và đưa vào chương trình làm việc của Bộ Chính trị.

Thường trực Ban Bí thư cho rằng phòng chống tham nhũng hiện nay là tập trung trừng trị nghiêm người vi phạm pháp luật, những người tiêu cực. "Sự trừng trị đó không những là trừng trị đối với người đã vi phạm mà còn có giá trị răn đe, cảnh tỉnh đối với những người khác, thấy đó mà sợ, mà tránh" - ông Võ Văn Thưởng nhấn mạnh.

Bên cạnh đó là tập trung vào việc hoàn thiện thể chế để bớt những lỗ hổng về cơ chế pháp luật. Lấy ví dụ một số vụ việc tham nhũng, tiêu cực vừa qua cho thấy sự chưa hoàn chỉnh trong một số luật như việc thao túng cổ phiếu, ông Võ Văn Thưởng cho rằng nếu pháp luật chặt chẽ thì không xảy ra việc này. Việc đấu giá đất làm rối loạn thị trường, đẩy giá đất lên cao và sau đó không thực hiện quyền đấu giá cũng là do pháp luật lỏng lẻo.

"Nhưng bây giờ truy tới nơi luôn, pháp luật lỏng lẻo đó là do trình độ nhận thức hay là do cố tình. Tôi thấy do cả hai. Trình độ không có mà xây dựng quy chế, xây dựng pháp luật, để ra lỗ hổng như thế cũng đáng để xử lý. Hoặc nếu có sự thông đồng, móc ngoặc tạo ra lỗ hổng để hình thành lợi ích nhóm thì càng phải xử lý nghiêm" - ông Võ Văn Thưởng nhấn mạnh.


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Bài viết liên quan

Nội dung đang cập nhật...