A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Gác Trịnh: Nơi lưu giữ những ký ức về Trịnh Công Sơn ở Huế

Nép mình bên dòng sông Hương, trên gác 2 khu tập thể số 19 đường Nguyễn Trường Tộ (TP Huế) có một căn nhà nhỏ có tên gọi "Gác Trịnh", nơi gia đình nhạc sĩ Trịnh Công Sơn từng sống và hiện là điểm hẹn của những người yêu mến âm nhạc của ông.

Đầu những năm 1960 của thế kỷ trước, gia đình nhạc sỹ Trịnh Công Sơn gồm mẹ và 8 người con chuyển đến đây sinh sống (cha ông đã mất). Tại đây, ông đã sáng tác những bản nhạc đầu tiên của mình. Ảnh: Anh Tuấn

Đầu những năm 1960 của thế kỷ trước, gia đình nhạc sĩ Trịnh Công Sơn gồm mẹ và 8 người con chuyển đến đây sinh sống (cha ông đã mất). Tại đây, ông đã sáng tác những ca khúc đầu tiên của mình. Ảnh: Anh Tuấn

Sau khi gia đình Trịnh Công Sơn chuyển đi, căn nhà được mua qua bán lại vài lần. Năm 2013, anh Lê Huỳnh Lâm - người hàng xóm ở cách 2 nhà và một vài người yêu nhạc Trịnh góp tiền mua lại, biến nơi đây thành không gian văn hóa, cafe và thưởng thức âm nhạc Trịnh Công Sơn. Hiện nay, nơi đây là điểm hẹn cho những người yêu nhạc Trịnh khắp nơi tìm về. Ảnh: Anh Tuấn

Sau khi gia đình Trịnh Công Sơn chuyển đi, căn nhà được mua qua bán lại vài lần. Năm 2013, anh Lê Huỳnh Lâm - người hàng xóm ở cách 2 nhà và một vài người yêu nhạc Trịnh góp tiền mua lại, biến nơi đây thành không gian văn hóa, cafe và thưởng thức âm nhạc Trịnh Công Sơn. Từ đó, nơi đây biến thành điểm hẹn cho những người yêu nhạc Trịnh khắp nơi tìm về. Ảnh: Anh Tuấn

Nơi đây còn lưu giữ nhiều kỷ vật gắn liền với nhạc sỹ Trịnh Công Sơn như tranh, ảnh, một số bản nhạc chép tay sáng tác... do bạn bè và gia đình ông tặng. Những kỷ vật quý ấy làm nên một không gian văn hóa rất “Trịnh Công Sơn”.

Gác Trịnh lưu giữ nhiều kỷ vật quý gắn liền với nhạc sĩ Trịnh Công Sơn như tranh, ảnh, một số bản nhạc chép tay... do bạn bè và gia đình ông tặng. Những kỷ vật ấy làm nên một không gian văn hóa rất “Trịnh Công Sơn”. Ảnh: Anh Tuấn

Bức chân dung nhạc sỹ Trịnh Công Sơn năm 5 tuổi đang được treo tại Gác Trịnh. Ảnh: Anh Tuấn

Bức ảnh chân dung Trịnh Công Sơn năm 5 tuổi đang được treo tại Gác Trịnh. Ảnh: Anh Tuấn

Chân dung và bức thư tình Trịnh Công Sơn gửi Dao Ánh. Bức thư này ban đầu bà Dao Ánh giữ khi sang Mỹ, sau đó tặng lại cho gia đình, và gia đình nhạc sỹ lại tặng cho Gác Trịnh để trưng bày. Ảnh: Anh Tuấn

Chân dung và bức thư tình Trịnh Công Sơn gửi Dao Ánh. Bức thư này được bà Dao Ánh giữ khi sang định cư tại Mỹ, sau đó tặng cho gia đình. Gia đình ông lại tặng cho Gác Trịnh để trưng bày. Ảnh: Anh Tuấn

Bút tích của nhạc sỹ Trịnh Công Sơn và em gái Trịnh Vĩnh Trinh khi về thăm lại căn nhà cũ từng gắn bó hơn 10 năm với gia đình mình. Ảnh: Anh Tuấn

Bút tích của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn và em gái Trịnh Vĩnh Trinh khi về thăm căn nhà cũ từng gắn bó hơn 10 năm. Ảnh: Anh Tuấn

Phía sau nhà là căn phòng nhỏ kê bộ bàn ghế gỗ. Đây là nơi nhạc sỹ Trịnh Công Sơn thường ngồi ôm đàn guitar sáng tác nhạc. Ảnh: Anh Tuấn

Phía sau nhà là căn phòng nhỏ kê bộ bàn ghế gỗ. Đây là nơi nhạc sĩ Trịnh Công Sơn thường ngồi ôm đàn guitar sáng tác nhạc. Ảnh: Anh Tuấn

Bút tích của nhạc sỹ họ Trịnh. Ảnh: Anh Tuấn

Bút tích của nhạc sỹ họ Trịnh. Ảnh: Anh Tuấn

Anh Lê Huỳnh Lâm,

Anh Lê Huỳnh Lâm, người quản lý Gác Trịnh kể: "Hồi đó, cứ mỗi buổi chiều ông Sơn lại mang đàn guitar ra ban công, ngồi nhìn xuống đường vừa đàn vừa sáng tác. Nhà cô Dao Ánh và cô Bích Diễm ở bên kia sông, cô Diễm khi đi học thường đi bộ qua con đường phía trước mặt căn nhà này. Hình bóng người con gái ấy chính là cảm hứng để ông Sơn viết nên những ca khúc như “Nắng thủy tinh”, “Diễm xưa”… Ảnh: Anh Tuấn.

Theo anh Lê Huỳnh Lâm, sở dĩ nhạc Trịnh được nhiều người yêu mến và trường tồn như thế là vì đó là thứ âm nhạc không chỉ nói về tình yêu đôi lứa, mà cao hơn là thứ âm nhạc yêu chuộng hoà bình, phán đối chiến tranh. Ngày nay, Gác Trịnh vẫn thường tổ chức những đêm nhạc để người yêu nhạc Trịnh tìm đến đây đàm đạo, ca hát. Ảnh: Anh Tuấn

Theo anh Lê Huỳnh Lâm, sở dĩ nhạc Trịnh được nhiều người yêu mến và trường tồn như thế là vì đó là thứ âm nhạc không chỉ nói về tình yêu đôi lứa, mà cao hơn là thứ âm nhạc yêu chuộng hoà bình, phán đối chiến tranh. Ngày nay, Gác Trịnh vẫn thường tổ chức những đêm nhạc để người yêu nhạc Trịnh tìm đến đây đàm đạo, ca hát. Ảnh: Anh Tuấn


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết