A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Đức công bố chiến lược giảm phụ thuộc vào nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới

Ngày 13.7, Đức công bố chiến lược giảm phụ thuộc vào Trung Quốc, nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới.

Đức công bố chiến lược giảm phụ thuộc vào nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới

Từ trái qua: Ngoại trưởng Đức Annalena Baerbock, Bộ trưởng Kinh tế và Bảo vệ Khí hậu Đức Robert Habeck, Thủ tướng Đức Olaf Scholz trước cuộc họp công bố Chiến lược về Trung Quốc ngày 13.7.2023. Ảnh: VCG

Theo đó, Đức sẽ giảm phụ thuộc vào Trung Quốc trong “các lĩnh vực quan trọng” bao gồm y học, pin lithium được sử dụng trong ôtô điện và các nguyên liệu thiết yếu để sản xuất chip.

CNN đưa tin, Chính phủ Đức lần đầu tiên công bố “Chiến lược về Trung Quốc”. Tài liệu dài 40 trang nêu bật những biện pháp mà Berlin phải thực hiện để giảm phụ thuộc vào nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới.

Trung Quốc là đối tác thương mại quan trọng nhất của Đức, kim ngạch xuất nhập khẩu giữa hai quốc gia đạt gần 300 tỉ Euro (335 tỉ USD) trong năm 2022.

Trung Quốc đã thay đổi. Do kết quả của điều này và các quyết định chính trị của Trung Quốc, chúng tôi cần phải thay đổi cách tiếp cận của mình đối với Bắc Kinh” - tài liệu cho biết.

Chiến lược về Trung Quốc đã được nội các Đức đồng ý sau nhiều tháng trì hoãn và tranh luận trong liên minh ba bên của Thủ tướng Olaf Scholz.

Tài liệu chiến lược cho biết, Trung Quốc là một đối tác quan trọng trong việc giải quyết biến đổi khí hậu, đại dịch và phát triển bền vững. Tuy nhiên, nước này đang “theo đuổi lợi ích của mình một cách quyết đoán hơn nhiều và đang cố gắng định hình lại trật tự quốc tế dựa trên các quy tắc hiện có theo nhiều cách khác nhau”, với những hậu quả đối với an ninh toàn cầu.

Tài liệu nhấn mạnh rằng nền kinh tế lớn nhất châu Âu muốn duy trì quan hệ thương mại và đầu tư với Trung Quốc, nhưng giảm sự phụ thuộc vào các lĩnh vực quan trọng bằng cách đa dạng hóa chuỗi cung ứng - mục tiêu được gọi là “giảm thiểu rủi ro”.

Thủ tướng Đức Olaf Scholz viết trên Twitter: “Mục đích của chúng tôi không phải là tách rời khỏi Bắc Kinh. Nhưng chúng tôi muốn giảm bớt những phụ thuộc quan trọng trong tương lai”.

Dây chuyền lắp ráp ôtô tại nhà máy FAW-Volkswagen ở Thanh Đảo, Trung Quốc, tháng 1.2023. Ảnh: Visual China Group (VCG)

Dây chuyền lắp ráp ôtô tại nhà máy FAW-Volkswagen ở Thanh Đảo, Trung Quốc, tháng 1.2023. Ảnh: Visual China Group (VCG)

Tài liệu cho hay, Đức phụ thuộc quá nhiều vào Trung Quốc về công nghệ y tế và dược phẩm, bao gồm cả thuốc kháng sinh, công nghệ thông tin và các thành phần để sản xuất chất bán dẫn, cũng như kim loại và đất hiếm cho quá trình chuyển đổi năng lượng.

“Trong các lĩnh vực quan trọng, Liên minh châu Âu không được phụ thuộc vào công nghệ từ các quốc gia không thuộc EU không chia sẻ các giá trị cơ bản của chúng tôi” – tài liệu nêu rõ.

Tài liệu tái khẳng định cam kết của chính phủ Đức trong việc điều chỉnh danh sách các sản phẩm chịu kiểm soát xuất khẩu trong bối cảnh phát triển công nghệ mới, bao gồm cả công nghệ giám sát và an ninh mạng.

Chính phủ cũng sẽ ban hành các điều khoản để những dự án nghiên cứu và phát triển với Trung Quốc “có khả năng chảy máu chất xám” không được các quỹ liên bang hỗ trợ, hoặc chỉ hỗ trợ trong một số điều kiện nhất định - tài liệu cho hay.

Trung Quốc là thị trường trọng điểm của một số công ty lớn của Đức, bao gồm Volkswagen và BMW. Chính phủ Đức có kế hoạch tổ chức các cuộc đàm phán với các công ty này nhằm “xác định rủi ro tập trung”.


Nguồn:https://laodong.vn/the-gioi/duc-cong-bo-chien-luoc-giam-phu-thuoc-vao-nen-kinh-te-lon-thu-2-the-gioi-1216404.ldo Copy link
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết