A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Lợi nhuận quý 1 của rổ VN30 tăng trưởng vượt trội 24% đưa P/E trượt xuống dưới 14 lần, nhóm ngân hàng góp công quá nửa

Những doanh nghiệp có mức tăng trưởng lợi nhuận tốt nhất VN30 gồm có Masan, VPBank, Novaland, Vietjet, GAS, SSI, …

Phần lớn các doanh nghiệp thuộc nhóm VN30 đều có kết quả kinh doanh tăng trưởng so với cùng kỳ năm trước.

Tổng lợi nhuận ròng (LNST của cổ đông công ty mẹ) nhóm VN30 đạt gần 75.300 tỷ đồng, tăng 24%, tương ứng tăng 14.400 tỷ đồng so với cùng kỳ năm trước. Những doanh nghiệp có mức tăng trưởng lợi nhuận tốt nhất gồm có Masan (cao gấp 8,5 lần cùng kỳ), VPBank (tăng 171% cùng kỳ), Novaland (tăng 101% cùng kỳ), Vietjet (tăng 96% cùng kỳ), GAS (tăng 69% cùng kỳ), SSI (tăng 67% cùng kỳ), …

Về mức tăng tuyệt đối, đóng góp lớn nhất là VPBank với lợi nhuận tăng gần 5.500 tỷ, tiếp đến là Masan, PV Gas, Hòa Phát, Techcombank và Vietcombank - đều có lợi nhuận tăng trên 1.000 tỷ đồng.

Lợi nhuận quý 1 của rổ VN30 tăng trưởng vượt trội 24% đưa P/E trượt xuống dưới 14 lần, nhóm ngân hàng góp công quá nửa - Ảnh 1.

Nhóm ngân hàng vẫn là chủ lực trong VN30, với sự góp mặt của 10 mã cổ phiếu. Tổng lợi nhuận ròng quý 1 của 10 ngân hàng này đạt gần 42.700 tỷ đồng, tăng 30% so với cùng kỳ năm 2021và chiếm đến 57% tổng lợi nhuận của nhóm Vn30. Trong đó, VPBank vượt qua nhiều ông lớn như Vietcombank, Techcombank để dẫn đầu về lợi nhuận nhóm ngân hàng cũng như toàn bộ 30 doanh nghiệp VN30 với hơn 8.600 tỷ đồng.

Trong khi đó, Vietinbank – được đánh giá là big4 ngành ngân hàng lại ghi nhận lợi nhuận quý 1 là 4.664 tỷ đồng, giảm 28% so với cùng kỳ, tuy nhiên đã tăng đáng kể so với quý 4/2021 chỉ đạt hơn 2.900 tỷ đồng.

Dù giá xăng tăng cao nhưng nhà bán lẻ xăng dầu đứng đầu Việt Nam - Petrolimex lại ghi nhận kết quả kinh doanh kém tích cực nhất nhóm VN30 với lợi nhuận ròng giảm 63% cùng kỳ còn hơn 240 tỷ đồng. Nguyên nhân do thiếu nguồn xung xăng dầu trong nước, Petrolimex cho biết phải thay đổi kế hoạch nhập mua, tìm kiếm nguồn cung tức thời với mặt bằng giá cao từ các nhà cung cấp khác làm cho biên lợi nhuận gộp của hoạt động kinh doanh xăng dầu trong quý 1/2022 giảm so cùng kỳ 2021.

Về bộ 3 Vingroup (VIC), Vinhomes (VHM) và Vincom Retail (VRE), trong khi Vingroup lãi hơn 4.500 tỷ đồng cải thiện so với quý 4/2021 lỗ gần 6000 tỷ đồng và tăng 17% cùng kỳ, thì lợi nhuận ròng VHM và VRE lại lần lượt giảm 16% và 52% so với cùng kỳ.

Lợi nhuận quý 1 của rổ VN30 tăng trưởng vượt trội 24% đưa P/E trượt xuống dưới 14 lần, nhóm ngân hàng góp công quá nửa - Ảnh 2.

 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Bài viết liên quan

Nội dung đang cập nhật...