A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Giá cổ phiếu của một doanh nghiệp chỉ có 8 nhân viên đã tăng sốc từ "cốc trà đá" lên hơn 60.000 đồng nhờ doanh thu tăng tới 6.100%

Hơn 10 năm qua, cổ phiếu VLA đều dao động từ 2.000-6000 đồng, giai đoạn 2018 có nhích nhẹ lên mức 10.000 đồng. Thế nhưng từ tháng 10/2021 giá VLA bắt đầu tăng sốc từ 10.000 đồng và lập đỉnh 66.400 đồng vào đầu tháng 6/2022.

Thị trường chứng khoán suốt hơn 2 tháng qua đã liên tục giảm sâu, sắc đỏ bao trùm diện rộng trên hầu hết các nhóm cổ phiếu. Kết thúc phiên giao dịch ngày 21/6, VnIndex chỉ còn 1.172,47 điểm, giảm hơn 23%% so với mức đỉnh kỷ lục 1.524,7 điểm vào ngày 04/04/2022.

Với biên độ giao động từ 7% trên sàn HoSE, 10% với HNX, không ít cổ phiếu một thời tăng nóng một thời hiện đã về mức giá của một cốc trà đà. Thế nhưng, cũng cổ phiếu hiếm hoi vẫn giữ mức giá, ngay cả sau sau khi tăng sốc trước đó như VLA. Đây là mã chứng khoán của công ty CTCP Đầu tư và Phát triển Công nghệ Văn Lang. 

Kể từ khi lên sàn HNX năm 2011, hơn 10 năm cổ phiếu này đều dao động từ 2.000-6000 đồng, trừ giai đoạn 2018 vươn lên mức 10.000 đồng. Thế nhưng từ tháng 10/2021 giá VLA bắt đầu tăng sốc từ 10.000 đồng và lập đỉnh 66.400 đồng vào đầu tháng 6/2022. Sau thời gian thị trường điều chỉnh mạnh thời gian vừa qua, cổ phiếu này vẫn duy trì ở mức trên 60.000 đồng.

Giá cổ phiếu của một doanh nghiệp chỉ có 8 nhân viên đã tăng sốc từ cốc trà đá lên hơn 60.000 đồng nhờ doanh thu tăng tới 6.100% - Ảnh 1.

Cú tăng sốc giá cổ phiếu của công ty công nghệ Văn Lang cũng phản ánh cho kết quả kinh doanh bất ngờ của doanh nghiệp này. Quý 1 năm 2022 công ty này đạt 15,297 tỷ doanh thu trong khi cùng kỳ năm trước chỉ đạt 250 triệu đồng. Giải trình về con số chênh lệch, công ty này cho biết doanh thu quý vừa rồi tăng 15,046 tỷ đồng, tương đương 6.100% do có thêm doanh thu đào tạo online, chiếm tới 98% tổng doanh thu.

Về lợi nhuận trong quý I, công ty công nghệ Văn Lang đạt 5,32 tỷ đồng, tăng 8,018 tỷ đồng (quý 1 năm 2020 lỗ 2,697 tỷ đồng). Nguyên nhân được giải trình là trong quý vừa qua VLA đẩy mạnh mảng đào tạo online - là hoạt động có tỷ suất lợi nhuận tương đối cao.

Ngoài ra trong quý I công ty này còn ghi nhận khoản lãi 4,1 tỷ đồng liên quan đến các khoản đầu tư chứng khoán. 

Giá cổ phiếu của một doanh nghiệp chỉ có 8 nhân viên đã tăng sốc từ cốc trà đá lên hơn 60.000 đồng nhờ doanh thu tăng tới 6.100% - Ảnh 2.

Giá cổ phiếu của một doanh nghiệp chỉ có 8 nhân viên đã tăng sốc từ cốc trà đá lên hơn 60.000 đồng nhờ doanh thu tăng tới 6.100% - Ảnh 3.

Kết quả kinh doanh của CTCP đầu tư và phát triển công nghệ Văn Lang bắt đầu tăng đột biến kể từ quý IV năm 2021. Doanh thu cũng đạt mức 12,5 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế cán mốc đỉnh 10,6 tỷ đồng. 

Về lịch sử phát triển, CTCP Đầu tư và Phát triển Công nghệ Văn Lang được thành lập theo Quyết định số 1338/QĐ-TCNS ngày 15 tháng 11 năm 2007 của Nhà xuất bản Giáo dục. Ngày 30/11/2009 Công ty phát hành tăng vốn điều lệ từ 3 tỷ đồng lên 10,8 tỷ đồng. Hiện công ty này có vốn điều lệ là 20 tỷ đồng. 

Trên trang web, Văn Lang cho biết mình là đơn vị thành viên của Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam, với mục tiêu phổ biến, phát triển và ứng dụng công nghệ thông tin tại tập đoàn Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam. 

Công ty này chuyên cung cấp dịch vụ tư vấn thiết kế website, bảo trì hệ thống mạng máy tính, dịch vụ hội nghị truyền hình. Khách hàng của Văn Lang là Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam, Học viện phụ nữ Việt Nam, Sở văn hoá thể thao và du lịch tỉnh Lai Châu, Viettel, Alphabook. Tuy nhiên website của Văn Lang khá đơn giản. 

Báo cáo tài chính năm 2021 cho biết công ty công nghệ này vận hành với 8 nhân viên. 

Về cơ cấu sở hữu VLA hiện nay chủ yếu là cổ đông cá nhân, chiếm tới 86%. Chỉ có 2 cổ đông tổ chức chiếm 14%. Hiện Phó chủ tịch kiêm Giám đốc Nguyễn Hữu Thuận 10%, Chủ tịch HĐQT Nguyễn Thành Tiến 9,08%, CTCP Bất động sản cho thuê Minh Bảo Tín 4,63%.


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Bài viết liên quan

Nội dung đang cập nhật...