A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Doanh nghiệp lớn chọn điều gì ở Viettel Cloud?

Với quy mô lớn, sự phức tạp trong quản trị và khối lượng dữ liệu đồ sộ, yêu cầu của các doanh nghiệp lớn với dịch vụ cloud rất khắt khe. Viettel Cloud đã cung cấp cơ bản các sản phẩm ở lớp Paas (Product as a Service - nền tảng như một dịch vụ) và tiếp tục đầu tư thêm để cạnh tranh với Big Tech.

Vào ngày ra mắt hệ sinh thái Viettel Cloud, ông Lê Hồng Hà – Tổng giám đốc Vietnam Airlines chia sẻ: “Chúng tôi rất ủng hộ những đơn vị lớn và uy tín như Viettel cung cấp hệ sinh thái Cloud tại Việt Nam”.

Sự ủng hộ này xuất phát từ nhu cầu của Vietnam Airlines khi phải sử dụng hơn 200 hệ thống phần mềm, hàng trăm máy chủ phục vụ trung bình hơn 140.000 chuyến bay, hơn 20 triệu lượt khách và hàng triệu hội viên Bông Sen Vàng mỗi năm, và việc chuyển dịch lên nền tảng điện toán đám mây là điều bắt buộc.

Sự ra đời của một hệ sinh thái cloud Việt Nam – đối với các doanh nghiệp lớn tại Việt Nam như Vietnam Airlines là điều đáng hoan nghênh để giúp họ tối ưu hiệu quả vận hành các hệ thống công nghệ thông tin, đảm bảo cung cấp tài nguyên một cách nhanh chóng và an toàn cho các dự án chuyển đổi số. Quan trọng hơn nữa, đó là dữ liệu được lưu trữ tại Việt Nam.

Nhu cầu của doanh nghiệp lớn

Các doanh nghiệp lớn sở hữu hệ thống nhiều sản phẩm, quá trình vận hành phức tạp và khối lượng dữ liệu đồ sộ. Họ có thể mua và sử dụng sản phẩm có sẵn trên một nền tảng cloud lớn, hoặc đòi hỏi nhiều các sản phẩm có thể tùy chỉnh, tích hợp trên nền tảng đó. Dù là yêu cầu nào, họ luôn đòi hỏi đơn vị cung cấp phải chứng tỏ được trình độ công nghệ chuẩn quốc tế, sự chuyên nghiệp trong cung cấp dịch vụ và khả năng bảo mật.

2.jpg

Hệ sinh thái Viettel Cloud hiện có

Ông Nguyễn Danh Thành, Giám đốc Sản phẩm chiến lược tại Tông Công ty Giải pháp Doanh nghiệp Viettel (Viettel Solutions) cho biết, các doanh nghiệp lớn hiện nay quan tâm đến các nền tảng ở lớp PaaS. Đây là mô hình điện toán đám mây trong đó nhà cung cấp đưa ra các công cụ cần thiết ngay trên nền tảng cloud để phát triển ứng dụng cho khách hàng qua Internet. Một số dịch vụ nổi bật ở lớp P có thể kể đến là DevOps (Development - Phát triển và Operations - Vận hành với các sản phẩm như Cabinet, Container…), Securities, AI, Machine Learning (máy học)...

Theo ông Thành đây các dịch vụ “Dev” và “Ops” thường được tách riêng biệt, tuy nhiên xu hướng hiện tại là kết hợp để đẩy nhanh quá trình phát triển sản phẩm, tối ưu nguồn lực và đưa sản phẩm ra thị trường một cách nhanh nhất.

Nhu cầu của doanh nghiệp về tính năng Auto Scaling cũng rất lớn. Đây là tính năng cấp phát tài nguyên tự động, cho phép hệ thống tài nguyên của các doanh nghiệp tự động mở rộng không giới hạn vào lúc tải cao điểm.

Khi ra mắt vào ngày 14/10, Viettel cho biết hệ sinh thái sản phẩm về cloud của Tập đoàn này hiện có tổng hơn 70 sản phẩm dịch vụ trải rộng từ các dịch vụ ở mức hạ tầng vật lý như cho thuê chỗ đặt, cho tới các nền tảng dịch vụ như các AI platform (Nền tảng trí tuệ nhân tạo) và IoT platform (Nền tảng Internet vạn vật).

Hệ sản phẩm này gồm 5 nhóm: Cloud Infrastructure - Hạ tầng điện toán đám mây, Cloud Platform - Nền tảng đám mây, Cloud Software - Ứng dụng đám mây, Managed Services - Tư vấn, triển khai và vận hành, Colocation - Trung tâm dữ liệu.

Bên cạnh đó, Viettel Cloud có công nghệ bảo mật đạt chuẩn quốc tế với các chứng chỉ ISO, tiêu chuẩn bảo mật cho thương mại điện tử và là đơn vị duy nhất tại Việt Nam đạt chứng chỉ AICPA SOC1, 2, 3 của Viện Kế toán công chứng Hoa Kỳ (AICPA). Đặc biệt, Viettel là doanh nghiệp hàng đầu có kinh nghiệm triển khai các sản phẩm đạt an toàn thông tin cấp độ 4.

Về cơ bản, Viettel Cloud có thể đáp ứng các nhu cầu của doanh nghiệp lớn tại Việt Nam ở lớp P. Tuy nhiên, để tăng cường sức cạnh tranh với các Big Tech thế giới, Viettel sẽ tiếp tục đầu tư nguồn lực để nâng số lượng và chất lượng sản phẩm cung cấp.

An toàn thông tin: Con người là yếu tố quyết định trên 50%

Ngày 15/8/2022, Chính phủ ban hành Nghị định 53/2022/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật An ninh mạng. Theo đó, doanh nghiệp trong nước và ngoài nước cung cấp dịch vụ trên mạng viễn thông, mạng Internet, các dịch vụ gia tăng trên không gian mạng tại Việt Nam phải thực hiện lưu trữ một số loại dữ liệu tại Việt Nam bao gồm dữ liệu do người sử dụng dịch vụ tại Việt Nam tạo ra và dữ liệu về mối quan hệ của người sử dụng dịch vụ tại Việt Nam. Hình thức lưu trữ sẽ do doanh nghiệp quyết định.

3.png

Chuyên gia bản địa am hiểu công nghệ và thị trường chính là sức mạnh của những công ty Việt Nam như Viettel.

Nhưng quan trọng hơn, đối với chính doanh nghiệp, dữ liệu là tài nguyên tạo nên nền tảng và sức cạnh tranh. Vì thế, việc bảo mật dữ liệu, an toàn thông tin là quan trọng hàng đầu, đặc biệt là khi đưa dữ liệu lên nền tảng điện toán đám mây được cung cấp bởi một đơn vị khác.

Theo phân tích của các chuyên gia về an ninh mạng, tiêu chuẩn bảo mật của các nhà cung cấp quốc tế rất cao nhưng lợi thế của nhà cung cấp Việt Nam chính là con người.

Trong khi đó, con người là một lợi thế của Viettel khi đội ngũ kỹ sư, chuyên gia về điện toán đám mây tại Việt Nam lên đến trên 500 nhân sự cùng gần 1.000 nhân sự công nghệ thông tin, quản trị mạng và an toàn thông tin. Đội ngũ này đã có kinh nghiệm triển khai và vận hành khai thác hệ thống viễn thông và công nghệ thông tin ở mức toàn cầu, tại 11 quốc gia trên thế giới cùng các quy trình vận hành chuẩn quốc tế khắt khe.

Quan trọng hơn nữa, đội ngũ người Việt am hiểu về hành vi, văn hóa của người Việt để có thể luôn sẵn sàng hỗ trợ trực tiếp cho khách hàng.


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Bài viết liên quan

Nội dung đang cập nhật...