Chuyên gia kinh tế bày “kế sách” cho doanh nghiệp Việt chinh phục các thị trường khó tính như EU
Một số giải pháp nhằm giúp doanh nghiệp Việt tận dụng tốt hơn các cơ hội từ thị trường EU khó tính nhưng nhiều tiềm năng đã được TS Lê Xuân Sang, Phó Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam, chia sẻ trong khuôn khổ Hội thảo "Đánh giá 02 năm thực thi EVFTA tại Việt Nam từ góc nhìn doanh nghiệp" vào ngày 10/11.
Thứ hai, doanh nghiệp nước ta cần "nỗ lực tự “thoát ra”, tránh sa vào hiệu ứng “ếch bị luộc chín”" . Theo vị chuyên gia, doanh nghiệp cần chủ động hợp tác, liên kết để nâng cao sức mạnh, tạo chuỗi cung ứng và chuẩn bị các biện pháp đối phó với các khủng hoảng toàn cầu, hay đơn giản là các vụ kiện về phòng vệ thương mại.
“Đừng như con ếch bị đun thấy nước ấm thì tưởng không sao cả, đến khi nước sôi thì bị luộc chín luôn” , chuyên gia Lê Xuân Sang ví von.
Đặc biệt, vị chuyên gia cho rằng Việt Nam cần tận dụng những cơ hội “trăm năm có một” khi chuỗi cung ứng toàn cầu bị đứt gãy do các sự kiện địa chính trị, trong đó có một số mặt hàng mà Việt Nam có thế mạnh.
Một ví dụ điển hình là thị trường viên nén gỗ - nơi Việt Nam đang là nước xuất khẩu thứ 2 thế giới. Dưới tác động của cuộc khủng hoảng năng lượng tại Châu Âu, giá trị xuất khẩu viên nén gỗ liên tục tăng, từ 165 triệu USD vào năm 2017 lên khoảng 568 triệu USD năm 2022. Điều đáng nói, mặc dù EU là thị trường tiêu thụ viên nén gỗ lớn nhất thế giới, chiếm 75% nhu cầu viên gỗ toàn cầu, nhưng xuất khẩu mặt hàng này vào EU chỉ chiếm chưa đến 1% tổng kim ngạch xuất khẩu viên nén gỗ của Việt Nam.
Trên cơ sở đó, vị chuyên gia kinh tế gợi ý một số giải pháp cụ thể để khai thác những thời cơ trong bối cảnh xung đột Nga-Ukraine hiện nay, đó là:
- Chủ động tìm hiểu, tham gia M&A các doanh nghiệp của EU và Nga tại cả hai thị trường này.
- Rà soát, liên kết để tạo lập các kênh hoặc thị trường mới, qua đó mới có thể chiếm lĩnh thị phần, mặt hàng, sản phẩm do các doanh nghiệp Nga và EU để lại; hoặc thâm nhập thông qua kênh EAFTA.
- Chủ động tham gia vào kênh ổn định vận tải ổn định thông qua đường sắt qua Trung Quốc, Châu Á, Nga, EU để giảm thiểu chi phí vận tải và giảm thiểu rủi ro trên đường biển.
- Bảo hiểm tỉ giá và hàng hóa bằng các kỹ thuật ngoại thương như đa dạng hóa các lựa chọn hợp đồng ở dạng mua ngay, giao sau, hoặc tương lai tùy thuộc vào đánh giá tình hình thị trường.
Theo số liệu từ hội thảo, tổng kim ngạch xuất khẩu từ Việt Nam sang EU giai đoạn 2020-2022 đạt trung bình 41,7 tỷ USD/năm, cao hơn 24% so với giai đoạn 2016-2019. FDI từ EU năm 2021 là hơn 1,4 tỉ USD, tăng 2,2% so với cùng kỳ năm trước.
Triển vọng của doanh nghiệp Việt với EVFTA cũng khá lạc quan. Trong số hơn 500 doanh nghiệp được khảo sát, gần 41% cho biết đã từng hưởng lợi từ EVFTA. Lợi ích phổ biến nhất là các ưu đãi thuế quan đối với hàng xuất khẩu, nhập khẩu. Tuy vậy, vẫn có tới 59% doanh nghiệp chưa nhận được lợi ích từ EVFTA trong hai năm qua.
Phần lớn doanh nghiệp cho rằng các FTA sẽ có tác động tích cực tới triển vọng kinh doanh của họ trong 03 năm tới. Được kì vọng nhất là khả năng cải thiện trong nguồn cung, lượng đơn hàng, doanh thu, lợi nhuận, tham gia chuỗi giá trị, cơ hội hợp tác.