A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Mứt gừng Mỹ Chánh nức tiếng đến tay người dùng ngày Tết

Cuối năm, các lò làm mứt gừng Mỹ Chánh nức tiếng ở Quảng Trị lại đỏ lửa để phục vụ cho nhu cầu dịp Tết. Để làm loại mứt này thơm ngon, phải trải qua nhiều công đoạn.

Từ đầu tháng 11 âm lịch, các lò mứt ở làng Mỹ Chánh (xã Hải Chánh, huyện Hải Lăng, tỉnh Quảng Trị) bắt đầu đỏ lửa. Để làm mứt gừng, nguyên liệu được chọn là loại gừng không quá cay.

Từ đầu tháng 11 âm lịch, các lò mứt ở làng Mỹ Chánh (xã Hải Chánh, huyện Hải Lăng, tỉnh Quảng Trị) bắt đầu đỏ lửa. Để làm mứt gừng, nguyên liệu được chọn là loại gừng không quá cay.

Chọn được gừng, công đoạn đầu tiên là cho vào máy rửa sạch lớp đất bao quanh vỏ gừng.

Chọn được gừng, công đoạn đầu tiên là cho vào máy rửa sạch lớp đất bao quanh vỏ gừng.

Sau khi làm sạch, gừng được cắt thành từng lát mỏng.

Sau khi làm sạch, gừng được cắt thành từng lát mỏng.

Xắt lát xong, gừng được rửa sạch rồi cho vào nồi luộc.

Cắt lát xong, gừng được rửa sạch rồi cho vào nồi luộc.

Gừng luộc ở nhiệt độ bao nhiêu, luộc trong bao lâu khá quan trọng. Công đoạn này sẽ quyết định độ cay của mứt gừng.

Gừng luộc ở nhiệt độ bao nhiêu, luộc trong bao lâu khá quan trọng. Công đoạn này sẽ quyết định độ cay của mứt gừng.

Sau khi luộc, gừng được xả qua nước lạnh rồi để ráo nước.

Sau khi luộc, gừng được xả qua nước lạnh rồi để ráo nước.

Gừng được tẩm đường, để một thời gian để đường tan ra.

Gừng được tẩm đường, để một thời gian để đường tan ra.

Công đoạn quan trọng nhất của làm mứt gừng, là ngào mừng. Gừng được tẩm đường cho vào chảo, dưới ngọn lửa than đỏ rực, gừng được đảo liên tục cho đến độ chín.

Công đoạn quan trọng nhất là rim gừng. Gừng được tẩm đường cho vào chảo, dưới ngọn lửa than đỏ rực, gừng được đảo liên tục cho đến độ chín.

Quá trình ngào mứt, phải khống chế ngọn lửa ở nhiệt độ vừa phải, tay đảo đều thì mứt mới không bị “già” mất vị ngon vốn có.

Quá trình rim mứt, phải khống chế ngọn lửa ở nhiệt độ vừa phải, tay đảo đều thì mứt mới không bị “già” mất vị ngon vốn có.

Sau khi rim, gừng được làm khô bằng thủ công.

Sau khi rim, gừng được làm khô thủ công.

Phân loại mứt gừng.

Phân loại mứt gừng.

Tranh thủ lúc nông nhàn, bà Trần Thị Thúy (63 tuổi, trú tại thôn Đông Sơn, Hải Sơn, Hải Lăng, Quảng Trị) đi đóng gói mứt gừng thuê. Mỗi gói, bà Thúy được trả công 1 nghìn đồng, mỗi ngày bà đóng được hơn 200 gói.

Tranh thủ lúc nông nhàn, bà Trần Thị Thúy (63 tuổi, trú tại thôn Đông Sơn, Hải Sơn, Hải Lăng, Quảng Trị) đi đóng gói mứt gừng thuê. Mỗi gói, bà Thúy được trả công 1 nghìn đồng, mỗi ngày bà đóng được hơn 200 gói.

1 gói mứt có trọng lượng 0,5kg, nếu bán sĩ thì có giá 20 nghìn đồng/gói.

1 gói mứt có trọng lượng 0,5kg, nếu bán sỉ có giá 20 nghìn đồng/gói. Ông Bùi Văn Sinh, Chủ tịch UBND xã Hải Chánh cho biết, nghề làm mứt gừng làng Mỹ Chánh đã có từ lâu. Riêng ở thôn Mỹ Chánh có trên 20 hộ làm mứt gừng lâu năm với tổng sản lượng ước đạt từ 60-70 tấn mứt được bán ra khắp các thị trường trong và ngoài nước trong dịp Tết Nguyên đán. 


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết