Vì sao năng suất lao động của Việt Nam mãi thua kém các nước trong khu vực
Năng suất lao động của Việt Nam vẫn thấp, kém xa nhiều nước trong khu vực và tốc độ tăng trưởng chưa như kỳ vọn
Năm 2022, mỗi lao động Việt tạo ra 188 triệu đồng/người/năm; chỉ bằng 11,4% mức năng suất lao động của Singapore; 35,4% của Malaysia; 64,8% của Thái Lan; 79% của Indonesia.
So với một số nền kinh tế quy mô lớn, năng suất lao động của Việt Nam bằng 15,4% của Mỹ; 24,7% của Hàn Quốc và 59% của Trung Quốc.
Năng suất lao động của Việt Nam thấp, có khoảng cách lớn so với các nước trong khu vực. Nhiều năm qua, dù tăng trưởng nhưng tốc độ tăng vẫn chậm và xa so với mục tiêu đặt ra.
Tăng cường các chương trình kết nối việc làm, mở rộng cơ hội tiếp cận nghề nghiệp cho người lao động
Lý giải về thực tế này, tại tham luận Diễn đàn kinh tế - xã hội Việt Nam 2023, ông Nguyễn Bích Lâm, nguyên Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê chỉ ra 4 nguyên nhân chính. Cụ thể:
Cơ cấu lao động theo ngành chưa hợp lý: Khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản lao động chiếm tổng số lao động lớn nhưng năng suất thấp, vì đa số là lao động giản đơn, công việc thời vụ, không ổn định.
Vai trò của năng suất lao động từng ngành còn hạn chế: Tăng trưởng kinh tế chủ yếu dựa vào mở rộng quy mô các ngành sử dụng nhiều lao động, hàm lượng công nghệ thấp.
Năng suất lao động khu vực doanh nghiệp thấp: Doanh nghiệp nhà nước có mức năng suất lao động cao nhất do cổ phần hóa và tận dụng lợi thế từ các nguồn lực của đất nước (vốn, chính sách thuế, tài nguyên thiên nhiên,...). Doanh nghiệp ngoài nhà nước có năng suất lao động thấp nhất.
Nguồn nhân lực chưa đáp ứng yêu cầu: Khả năng hội nhập của lao động Việt chưa cao, trình độ tay nghề thấp. Lao động thời vụ phát triển, hạn chế về đào tạo kỹ năng.
Theo ông Felix Weidenkaff, chuyên gia về Việc làm, văn phòng Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) khu vực Châu Á Thái Bình Dương, Việt Nam cần có động lực mới về tăng trưởng năng suất. Ông Felix Weidenkaff nhấn mạnh vai trò của thể chế, chính sách trong việc bảo đảm thị trường lao động bền vững, tạo ra nhiều việc làm.
Yêu cầu về kỹ năng và nhu cầu học tập suốt đời dự báo sẽ tăng đáng kể. Do đó, việc đào tạo nghề nên được thúc đẩy hơn.
"Xây dựng hệ thống thông tin thị trường lao động hiệu quả, có khả năng phân tích, dự báo. Mở rộng các chương trình, dự án, dịch vụ giới thiệu việc làm để tăng khả năng tiếp cận cơ hội nghề nghiệp cho người lao động" – ông Felix Weidenkaff phát biểu.