Giảm tuổi hưu sẽ ngăn được "làn sóng" rút BHXH một lần
Theo nhiều bạn đọc Báo Người Lao Động, để khắc phục tình trạng rút BHXH 1 lần thì nên giảm tuổi hưởng lương hưu
Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐ-TB-XH) vừa trình Chính phủ Dự thảo Luật BHXH sửa đổi. Trong đó, nội dung được nhiều người lao động (NLĐ) quan tâm nhất là quy định giảm số năm đóng BHXH để hưởng lương hưu.
Theo Bộ LĐ-TB-XH, quy định giảm số năm đóng để được hưởng lương hưu nhằm tạo cơ hội cho những người tham gia muộn (45-47 tuổi mới bắt đầu tham gia) hoặc những người tham gia không liên tục dẫn đến khi đến tuổi nghỉ hưu vẫn không tích lũy đủ 20 năm đóng BHXH cũng được hưởng lương hưu.
Xung quanh đề xuất này, Báo Người Lao Động đã có nhiều bài viết phân tích một số bất cập của Luật BHXH hiện hành và nhận được nhiều ý kiến phản hồi của bạn đọc. Một bạn đọc giấu tên đặt câu hỏi: "Cơ quan soạn thảo đưa ra phương án giảm năm đóng BHXH xuống 15 năm với lý do tạo điều kiện cho người lao động đóng BHXH muốn được hưởng lương hưu, nhưng với những người đóng sớm, đóng nhiều...đóng 35 năm và cao hơn thì lại không được tạo điều kiện giảm tuổi để được lĩnh lương hưu. BHXH hạn chế rút một lần đưa ra phương án rút 1 lần chỉ cho 50% nhưng tại sao BHXH cũng đang trả 1 lần cho người lao động đó chính là khoảng đóng cao hơn 35 năm BHXH thì mỗi năm được trả 1lần bằng 1/2 tháng lương. BHXH nói đóng nhiều hưởng nhiều đóng ít hưởng ít nhưng tại sao người đóng hơn 35 năm cũng chỉ được hưởng 75%. Lương hưu thì ai cũng muốn, nhưng đâu phải cứ muốn là được vì có khi chưa tới tuổi nghỉ hưu đã chết rồi, điều kiện lao động, điều kiện chăm sóc y tế, điều kiện ăn uống sinh hoạt, điều kiện làm việc...có đủ sức khỏe để sống tới tuổi quy định để lĩnh lương hưu không". Cũng theo bạn đọc này, BHXH nên cơ cấu lại mức đóng, hưởng BHXH, chỉ nên căn cứ vào năm đóng BHXH để trả lương hưu VD đóng 20 năm BHXH được hưởng 45% thời hạn lĩnh lương hưu là 4,5 năm, mỗi năm đóng thêm sau 20 năm được 2% lương hưu và thêm vài tháng hưởng lương hưu chẵn hạn. Cứ thế mà cộng dồn thì ai đóng nhiều hưởng nhiều ai đóng ít hưởng ít đúng nghĩa.
Bạn đọc Công Thành bày tỏ: "Đã khi nào BHXH nhìn thấy sự vô lý đến bất công khi NLĐ đóng nhiều năm, dư năm nếu giám định đủ % nhưng thiếu tuổi hưu bị trừ thậm chí 10%, có người đóng 39 năm bị trừ 6%. Ngược lại, người đóng muộn chỉ cần 15-20 năm đủ tuổi lại "nhận đủ %", chưa nói người đóng sớm trên 30 năm không may chết chỉ được 18 triệu còn lại mất sạch". Một bạn đọc giấu tên bộc bạch: "Lương hưu là mong muốn, là ao ước là nguyện vọng của người lao động, nó là chổ dựa tuổi già cho người lao động, ai cũng hiểu. Vấn đề là chính sách lương hưu đang áp dụng hiện nay không hấp dẫn, không thể hiện được tính ưu việt như người lao động mong muốn mà quyền lợi ngày càng thấp eo hẹp dần sau mỗi lần sửa đổi chính sách, tạo cho người lao động cảm giác không an tâm, chính vì vậy họ chọn phương án rút 1 lần cho xong. Việc khắc phục tình trạng này là trách nhiệm của cơ quan quản lý và cần tìm hiểu sâu hơn, phân tích kỹ hơn từ mức đóng, quản lý quỹ, chi trả, mức hưởng ...và sự minh bạch từ đó mới có giải pháp đúng, đừng thấy người lao động rút nhiều tìm mọi cách cấm cản".
Tương tự, một bạn đọc giấu tên góp ý: "Hưởng lương hưu cần theo số năm đóng BHXH chứ không nên căn vào tuổi để tính lương hưu là không hợp lý, cần theo nguyên tắc đóng nhiều hưởng nhiều, đóng ít hưởng ít mới đảm bảo công bằng xã hội. Nên trao quyền tự quyết rút BHXH 1 lần hay lâu dài cho người lao động. BHXH cũng cần quản lý quỹ hiệu quả hơn. Cũng cảm ơn Báo Người Lao động đã dám lên tiếng cho quyền lợi chính đáng của hàng triệu người lao động.
Theo nhiều bạn đọc, để khắc phục tình trạng rút BHXH 1 lần thì nên giảm tuổi hưởng lương hưu. Nếu người lao động đóng đủ 25 năm BHXH thì được quyền quyết định hưu.
Một bạn đọc giấu tên đề xuất: "Cá nhân tôi thì kiến nghị nên sửa luật theo hướng quy định số năm đóng bảo hiểm xã hội để được hưởng lương hưu, không quy định độ tuổi nghỉ hưu. Như vậy mới đảm bảo công bằng, người đi làm sớm đóng đủ năm thì hưởng lương hưu sớm nếu muốn, hoặc sức khỏe không cho phép tiếp tục làm việc. Người tham gia muộn thì hưởng lương hưu muộn, và tỷ lệ hưởng tương ứng để khuyến khích việc người lao động tiếp tục tham gia bảo hiểm khi đến điều kiện hưởng lương hưu như sau: Người đóng đủ số năm đóng bảo hiểm theo quy định mà chưa đủ tuổi thì có thể hưởng 65% nếu đủ cả số năm đóng bảo hiểm và tới tuổi nghỉ hưu thì là 75% hoặc 85% ...vv. Lấy ví dụ: Một người 20 tuổi đã đi làm và đóng bảo hiểm xã hội liên tục đến năm 55 tuổi, đồng nghĩa với việc họ đã đóng bảo hiểm xã hội 35 năm, họ mất việc lại phải chờ thêm gần 10 năm nữa mới được hưởng lương hưu, trong khi một người khác năm 35 tuổi mới đi làm, đến tuổi nghỉ hưu theo quy định là 62 tuổi thì họ mới chỉ đóng cho bảo hiểm xã hội 27 năm lại được hưởng lương hưu. xét về số năm đóng bảo hiểm thì việc quy định như hiện tại không đảm bảo tính công bằng, nó chỉ làm cho người lao động ưu tiên nhận 1 lần, sau đó bắt đầu đóng lại cho đến khi nghỉ hưu. hoặc già hóa độ tuổi lao động. vì khi còn trẻ họ.