|
  • :
  • :
A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Ra mắt Câu lạc bộ kết nối doanh nhân Việt Nam - Quốc tế

Ngày 9/2, Công ty CP Tập đoàn Lộc Trời (UPCoM: LTG) đã thông báo việc thành lập 2 công ty thành viên và tiếp tục hoàn thiện hệ sinh thái nông nghiệp qua các hoạt động ký kết mua bán - tài trợ sản xuất 2 triệu tấn lúa trị giá hơn 12 ngàn tỷ đồng trong năm 2022 với các công ty, đại lý nông sản, các ngân hàng.

Câu lạc bộ kết nối doanh nhân Việt Nam – Quốc tế (CLB VIENC) được thành lập cũng nhằm mục tiêu chia sẻ cơ hội kinh doanh, hợp tác cùng phát triển trước bối cảnh hoạt động kết nối giao thương Việt Nam – quốc tế gặp nhiều khó khăn và thách thức kéo dài từ năm 2020 đến nay.

Ra mắt Câu lạc bộ kết nối doanh nhân Việt Nam - Quốc tế
Ra mắt Câu lạc bộ kết nối doanh nhân Việt Nam – Quốc tế

Theo ông Đinh Vĩnh Cường - Chủ tịch CLB VIENC, đại dịch Covid-19 đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến toàn bộ ngành hàng kinh doanh nói chung, đặc biệt, gây ra vô vàn khó khăn cho hàng trăm ngàn doanh nghiệp vừa và nhỏ trên cả nước. Do đó, việc ra mắt CLB VIENC là bước đi phù hợp với thực tiễn để tất cả doanh nhân Việt Nam trong và ngoài nước có nơi kết nối và hỗ trợ lẫn nhau một cách thực tiễn nhất trong lúc khó khăn này.

Phát biểu tại sự kiện, ông Phùng Công Dũng - Chủ nhiệm Ủy ban về người Việt Nam ở nước ngoài TP. Hồ Chí Minh thông tin, thực hiện Quyết định số 1797 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án “Huy động người Việt Nam ở nước ngoài tham gia giới thiệu, tiêu thụ sản phẩm và phát triển các kênh phân phối hàng Việt Nam ở nước ngoài, giai đoạn 2020-2024”, Ủy ban về Người Việt Nam ở nước ngoài TP. Hồ Chí Minh, Sở Ngoại vụ, Sở Công Thương, Trung tâm Xúc tiến Thương mại và Đầu tư, Hiệp hội Doanh nhân Việt Nam ở nước ngoài và Hiệp hội Doanh nghiệp TP. Hồ Chí Minh đã thống nhất tham mưu UBND TP. Hồ Chí Minh kế hoạch phối hợp và thành lập Tổ công tác triển khai thực hiện Quyết định 1797.

Ra mắt Câu lạc bộ kết nối doanh nhân Việt Nam - Quốc tế

Lễ ra mắt Câu lạc bộ kết nối doanh nhân Việt Nam – Quốc tế và tọa đàm “Doanh nghiệp vượt khó hậu Covid-19 – Cơ hội và thách thức” thu hút hơn 200 đại biểu tham dự

Theo ông Phùng Công Dũng, để công tác hỗ trợ DN có những đổi mới, đi vào chiều sâu để vừa phù hợp với các cam kết quốc tế, vừa đáp ứng được tình hình thực tế của DN, cần chủ động cung cấp thông tin về chính sách của Đảng và Nhà nước, khuyến khích các doanh nhân Việt kiều về đầu tư, kinh doanh tại Việt Nam cũng như TP. Hồ Chí Minh.

Song song đó, tăng cường tình đoàn kết giữa cộng đồng doanh nhân người Việt ở nước ngoài. Đồng thời, tiếp thu các ý kiến đóng góp của các chuyên gia trí thức, doanh nhân kiều bào, kiều bào trẻ giúp phát triển xây dựng TP. Hồ Chí Minh, đất nước, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh thông thoáng hơn, góp phần thu hút người Việt Nam ở nước ngoài về đầu tư kinh doanh trong nước…

Tại buổi tọa đàm các chuyên gia, doanh nhân đã có những nhận định về bức tranh kinh tế vĩ mô, chia sẻ kinh nghiệm xuất khẩu, sở hữu trí tuệ, quản bá sản phẩm thương hiệu ra thị trường thế giới…

Ra mắt Câu lạc bộ kết nối doanh nhân Việt Nam - Quốc tế

PGS.TS Trần Đình Thiên, nguyên Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam, trình bày về bức tranh vĩ mô của nền kinh tế Việt Nam trong năm 2022

PGS.TS Trần Đình Thiên, nguyên Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam, tại tọa đàm đã trình bày về bức tranh vĩ mô của nền kinh tế Việt Nam trong năm 2022, từ đó chỉ ra những cơ hội cũng như những thách thức để cộng đồng doanh nghiệp (DN) có thể vững tâm chuẩn bị. Đồng thời nhận định, trong năm 2022 có nhiều tín hiệu sáng như: xu hướng đầu tư nước ngoài vào Việt Nam tăng mạnh, Việt Nam đã vượt qua giai đoạn “đỉnh dịch” nhờ chiến dịch phủ xanh vắc xin “thần tốc”, các chính sách hỗ trợ kịp thời của Nhà nước trong cải cách và gia tăng đầu tư công…

Với kinh nghiệm 30 năm tham gia hỗ trợ DN xuất khẩu và trong lĩnh vực tư vấn đầu tư nước ngoài (FDI) vào Việt Nam và M&A (mua bán sát nhập) trong lĩnh vực tài chính và bất động sản, ông Steve Bùi - Chủ tịch Delta E&C Nhật Bản cho rằng, các DN Việt Nam đa số là DN vừa và nhỏ, trong đó rất nhiều DN muốn xuất khẩu sản phẩm sang các nước, tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu. Song nhiều DN chưa hiểu được “luật chơi” thị trường quốc tế cần những quy chuẩn gì, “luật chơi” của từng quốc gia khác nhau ra sao… Chỉ khi hiểu rõ được sự khác biệt của từng thị trường thì DN mới có sự chuẩn bị kỹ lưỡng và tham gia sâu vào thị trường quốc tế.

Theo ông Lê Bá Linh - Chủ tịch Pacific Foods muốn xuất khẩu phải danh chính ngôn thuận, đăng ký sở hữu trí tuệ trước khi xuất khẩu. Các DN không nên đi đường ngược, nghĩa là cứ làm sản phẩm ra rồi đặt tên theo ý, sau đó xuất hàng bán mới phát hiện thương hiệu này đã có người đăng ký, DN sẽ không thể bán hàng ra thế giới, mất cơ hội bán hàng trực tiếp.

Đặc biệt, DN cần hiểu rõ những quy định, rào cản kỹ thuật của các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới từng khu vực như Mỹ có FDA, châu Âu có EVFTA… “Với những kinh nghiệm sẵn có, chúng tôi mong muốn sẽ hướng dẫn, giúp các DN có nhu cầu xuất khẩu, để hàng Việt có mặt ở khắp thế giới” - Chủ tịch Pacific Foods cam kết.

Minh Khuê
 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết