|
  • :
  • :
A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Chính sách phát triển Công nghiệp hỗ trợ: cần thiết thực, rõ ràng, có mục tiêu cụ thể

UBND Thành phố Hà Nội đã ban hành Kế hoạch Chương trình phát triển công nghiệp hỗ trợ thành phố Hà Nội năm 2021

Là một trong những địa phương đi đầu trong công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa của đất nước, Hà Nội đã khẳng định tầm quan trọng của công nghiệp hỗ trợ trong việc cung cấp linh kiện, phụ tùng, vật liệu…) cho ngành công nghiệp chế biến, chế tạo. Thành phố xác định cần nâng cao năng lực các doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ (CNHT), tập trung phát triển 03 lĩnh vực chủ chốt là: sản xuất linh kiện phụ tùng, CNHT phục vụ các ngành công nghiệp công nghệ cao và CNHT cho ngành dệt may - da giày. Thu hút đầu tư từ mọi thành phần kinh tế vào lĩnh vực CNHT nhằm gia tăng số lượng và chất lượng doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực CNHT, Đẩy mạnh sản xuất công nghiệp theo chuỗi giá trị toàn cầu, đẩy mạnh liên kết cung ứng trong vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ.

Trên quan điểm đó, Hà Nội đặt mục tiêu trong năm 2021, có khoảng 900 doanh nghiệp hoạt động trong các lĩnh vực CNHT tại Hà Nội. Trong đó, có khoảng 300 doanh nghiệp có hệ thống sản xuất và sản phẩm đạt tiêu chuẩn quốc tế, đủ năng lực cung ứng tham gia vào mạng lưới sản xuất toàn cầu của các tập đoàn đa quốc gia tại Việt Nam. Giá trị sản xuất công nghiệp của CNHT chiếm khoảng 16% giá trị sản xuất công nghiệp ngành công nghiệp chế biến, chế tạo Hà Nội; chỉ số phát triển công nghiệp lĩnh vực CNHT hàng năm tăng trên 11%.

Nhằm đạt được những mục tiêu trên, Hà Nội đã đặt ra 12 nhiệm vụ cụ thể, chia thành 5 nhóm nhiệm vụ cụ thể, gồm có i) Kết nối, hỗ trợ doanh nghiệp CNHT trở thành nhà cung ứng sản phẩm cho khách hàng trong và ngoài nước; xúc tiến thu hút đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực CNHT; ii) Hỗ trợ doanh nghiệp áp dụng hệ thống quản lý đáp ứng yêu cầu của các chuỗi sản xuất toàn cầu trong quản trị doanh nghiệp, quản trị sản xuất; iii) Hỗ trợ nghiên cứu phát triển, ứng dụng chuyển giao và đổi mới công nghệ trong sản xuất thử nghiệm linh kiện, phụ tùng, nguyên liệu và vật liệu; iv) Xây dựng và công bố thông tin về CNHT hàng năm và v) Quản lý Chương trình. Trong đó, Thành phố tập trung vào các hoạt động kết nối doanh nghiệp, xúc tiến đầu tư như tổ chức Hội chợ CNHT Hà Nội năm 2021, Hội thảo phát triển CNHT, phát phóng sự, đăng bài tuyên truyền về CNHT trên các kênh truyền thông chính thống như Đài truyền hình Việt Nam, Báo Nhân dân, Báo Hà Nội mới…

Sở Công Thương Hà Nội cũng đã triển khai chương trình kết nối, hỗ trợ doanh nghiệp, với dự kiến khoảng 700 lượt doanh nghiệp tham gia; trong đó, 100 doanh nghiệp trở thành nhà cung ứng trực tiếp cho các đơn vị sản xuất, lắp ráp sản phẩm hoàn chỉnh. Khoảng 500 lượt doanh nghiệp được hỗ trợ tư vấn, đào tạo về quản trị; khoảng 300 lượt doanh nghiệp được hỗ trợ đào tạo nguồn nhân lực; hỗ trợ nghiên cứu phát triển, ứng dụng công nghệ mới…


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết