|
  • :
  • :
A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Bản tin Năng lượng Quốc tế 14/10: Tây Ban Nha rút khỏi Hiệp ước Năng lượng Châu Âu

PetroTimes xin gửi đến Quý độc giả những tin tức mới nhất về các lĩnh vực năng lượng thế giới.

Bản tin Năng lượng Quốc tế 14/10: Tây Ban Nha rút khỏi Hiệp ước Năng lượng Châu Âu

1. Tính đến đầu giờ sáng nay (theo giờ Việt Nam), giá dầu thô Mỹ WTI giao dịch ở ngưỡng 89,16 USD/thùng - tăng 0,06%, trong khi giá dầu Brent dừng lại ở mức 94,57 USD/thùng - tăng 2,29%.

Giá dầu tăng khi tiếp tục nhận được sự hỗ trợ từ quyết định cắt giảm sản lượng của Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) và các nước đồng minh (OPEC+).

2. Ngày 13/10, Pháp bắt đầu gửi khí đốt tự nhiên trực tiếp đến Đức trong nỗ lực giảm nhẹ cuộc khủng hoảng năng lượng ở nền kinh tế lớn nhất châu Âu, từng phụ thuộc nhiều vào nguồn cung cấp khí đốt của Nga trước khi xảy ra xung đột Nga - Ukraine.

Nhà khai thác mạng lưới khí đốt Pháp GRTgaz đã bắt đầu vận chuyển khí đốt tự nhiên đến Đức tại điểm kết nối Obergailbach.

3. Sau nhiều tháng đồn đoán, Tây Ban Nha đã chính thức khởi động quá trình rút khỏi Hiệp ước Hiến chương Năng lượng, một Hiệp ước châu Âu nhằm bảo vệ các khoản đầu tư vào năng lượng, trước những lo ngại về khí hậu.

Tây Ban Nha sẽ trở thành quốc gia thứ hai rút khỏi hiệp ước sau Ý - quốc gia cũng rút khỏi hiệp ước vào năm 2016. Bộ trưởng Năng lượng Tây Ban Nha Teresa Ribera đã nói với Politico rằng, nước này hiện chắc chắn sẽ rút khỏi hiệp ước.

4. Cựu thủ tướng Đức Angela Merkel đã tìm cách biện minh cho chính sách năng lượng của đất nước, khiến nền kinh tế lớn nhất châu Âu phụ thuộc quá nhiều vào khí đốt của Nga, nhấn mạnh rằng bà không hối tiếc và các chính sách của bà hoàn toàn dựa trên tình hình tại thời điểm đó.

Khí đốt giá rẻ của Nga đã cho phép Đức thúc đẩy việc loại bỏ dần hạt nhân và than đá, Reuters dẫn lời cựu Thủ tướng Đức cho biết.

5. Theo Bloomberg, mặc dù kho dự trữ khí đốt tự nhiên của châu Âu cho mùa đông năm nay đã gần đầy, nhưng người đứng đầu bộ phận năng lượng Nga Gazprom PJSC cảnh báo các hộ gia đình châu Âu có thể đối mặt với nhiều khó khăn trong trường hợp thời tiết giá lạnh.

Giám đốc điều hành Gazprom, Alexey Miller, cho biết trong những ngày nhu cầu cao điểm vào mùa đông, châu Âu có thể bị thiếu hụt 800 triệu mét khối khí tự nhiên mỗi ngày, hoặc khoảng một phần ba tổng lượng tiêu thụ.

Bình An

 


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết